“Trận đồ sát” ở Triều Tiên: Tướng Mỹ kinh ngạc – Trung Quốc như trở thành cường quốc không quân sau 1 đêm

Tập trung gần 80% lực lượng không quân với khoảng 1000 máy bay tổ chức “chiến dịch phong tỏa trên không” tại Triều Tiên nhưng Mỹ cuối cùng lại hứng chịu thất bại.

Nghe đọc bài

Tháng 6-1950, nội chiến hai bên Nam Bắc Triều Tiên nổ ra, Mỹ nhảy vào can thiệp, khiến cuộc nội chiến nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh quốc tế.

Tổng thống Mỹ Truman ra lệnh hải lục không quân Mỹ hỗ trợ quân Hàn Quốc chiến đấu. Quân của Tổ chức Liên hợp quốc gồm 16 nước do Mỹ đứng đầu, Thượng tướng lục quân McAurthur làm Tổng tư lệnh đưa quân tiến vào Triều Tiên.

Ngày 1-10, quân Liên Hợp Quốc vượt qua vĩ tuyến 38 về phía Bắc, ngày 19 chiếm được Bình Nhưỡng. Lúc này, ngọn lửa chiến tranh nhanh chóng lan ra đến bờ sông Yalu thuộc biên giới Trung Quốc.

TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ TRIỀU TIÊN CHỐNG MỸ

Sau khi chiến tranh Triều Tiên leo thang, sự an toàn của nhân dân Trung Quôc bị đe dọa nghiêm trọng, Mao Trạch Đông đại diện cho Chính phủ và nhân dân Trung Quốc cực lực phê phán chính sách xâm lược của Chính phủ Mỹ. Ngày 8-10-1950, Trung Quốc đưa ra quyết sách về chiến lược viện trợ Triều Tiên đánh Mỹ để bảo vệ quốc gia.

Ngày 25-10-1950, quân tình nguyện Trung Quốc do Bành Đức Hoài làm Tư lệnh viên vượt qua sồng Yalu, sang Triều Tiên chiến đấu, hỗ trợ nhân dân Triều Tiên chống lại quân xâm lược Mỹ.

Cũng bắt đầu từ ngày 25-10, quân Liên Hợp Quốc chuyển sang giai đoạn phòng thủ. Trong thời gian này, quân tình nguyện Trung Quốc chủ yếu tổ chức chiến tranh vận động, phát huy sở trường chiến đấu ở khoảng cách gần và chiến đấu trong đêm, liên tục phát động 5 chiến dịch tấn công quy mô lớn, tiêu diệt gần 200.000 quân Liên Hợp Quốc, buộc đối phương phải rút từ bờ sông Yalu về khu vực phía Nam vĩ tuyến 38. Ngày 6-8, thu lại Bình Nhưỡng.

Trận đồ sát ở Triều Tiên: Tướng Mỹ kinh ngạc - Trung Quốc như trở thành cường quốc không quân sau 1 đêm - Ảnh 1.

Các binh sĩ Trung Quốc vượt sông Yalu đi vào đất Triều Tiên. Nguồn: Popular Mechanics

Ngày 4-1-1951 chiếm được Seoul. Cuộc chiến kéo dài đến tận ngày 10-6 mới ổn định được khu vực Nam Bắc vĩ tuyến 38, hai bên ở vào thế phòng ngự chiến lược.

Từ ngày 11-6-1951 đến 27-7-1953, hai bên cùng tổ chức triển khai trận địa và đấu tranh chính trị. Quân đội hai nước Trung Quốc, Triều Tiên liên hợp tổ chức chiến đấu vừa tấn công vừa phòng thủ, giằng co với quân Liên Hợp. Đến ngày 10-7-1951, hai bên tổ chức đàm phán đình chiến tại Kaesong, sau này dời đến Bàn Môn Điếm.

Do ý kiến không thống nhất nên hai bên vừa đàm phán vừa đánh. Quân đội Trung Quốc – Triều Tiên lập trận địa phòng ngự kiên cố, kết hợp các đường hào công sự và các công trình quân sự dã chiến, đẩy lui nhiều đợt tấn công cục bộ của quân Liên Hợp Quốc.

Từ tháng 10 đến tháng 11, quân Mỹ tổ chức tấn công quy mô lớn tại khu vực Cam Lĩnh, quân đội hai nước Triều Tiên – Trung Quốc phản công toàn diện, đập tan cuộc chiến tranh vi khuẩn và “cuộc chiến tranh đồ sát” của đối phương.

Từ tháng 5 đến tháng 7-1953, quân đội hai nước Trung Quốc – Triều Tiên tiếp tục tổ chức 3 cuộc tấn công mùa hè, tiêu diệt hơn 120.000 quân địch. Do Mỹ nhiều lần gặp khó khăn trên chiến trường Triều Tiên và bị áp lực từ trong và ngoài nước nên hai bên tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán. Ngày 27-2-1953, đại diện Chính phủ Mỹ đã ký vào “Hiệp định đình chiến Triều Tiên”.

Cuộc chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến cục bộ lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ II. Hơn 3 năm chiến tranh, Mỹ đã đầu tư nhiều tiền của và người, tiêu tốn 20 tỷ USD và 73 triệu tấn công cụ chiến đấu, sử dụng tất cả vũ khí hiện đại trừ bom nguyên tử, nhưng vẫn kết thúc thất bại.

Quân đội hai nước Trung Quốc – Triều Tiên tổng cộng đã tiêu diệt khoảng 1,9 triệu quân địch, bắn rơi và làm hư hỏng hơn 12.000 chiếc máy bay, hủy hoại và chiếm được hơn 3000 xe tăng.

“TRẬN ĐỒ SÁT” TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TRIỀU TIÊN

Tháng 8-1951, quân Mỹ tập trung gần 80% lực lượng không quân với khoảng 1000 máy bay tổ chức “chiến dịch phong tỏa trên không” tại Triều Tiên.

Sau khi quân tình nguyện Trung Quốc sang Triều Tiên tham gia chiến đấu, tất cả vấn đề về cung ứng hậu cần đều phải dựa vào nguồn trong nước. Quân Mỹ lợi dụng ưu thế về không quân, tổ chức “chiến dịch phong tỏa trên không”, cắt đứt tuyến vận chuyển, buộc quân tình nguyện rơi vào khủng hoảng thiếu hụt lương thực, từ đó chẳng cần đánh cũng bại.

Tháng 8-1951, quân Mỹ tập trung 1.000 máy bay, oanh tạc vào tuyến giao thông vận tải ở miền Bắc Triều Tiên, trong nửa tháng đầu đã phá hủy 165 cầu, hơn 450 tuyến đường bị oanh tạc phá hỏng. Sau tháng 9, quân Mỹ đổi chiến lược từ oanh tạc phổ biến đến oanh tạc trọng điểm, mục tiêu là vành đai trục đường sắt phía Nam và cầu Chingchon. Trong 4 tháng đã thả hơn 38.000 quả bom.

Tuyến vận chuyển bằng đường sắt của miền Bắc Triều Tiên dường như bị phá hủy hoàn toàn, tuyến đường bộ cũng bị hư hỏng nặng. Để đảm bảo cung cấp hậu cần ra tiền tuyến, Trung Quốc và Triều Tiên đã tìm mọi cách sửa chữa đường và phòng ngự trên không.

Khi chiến đấu với quân Quốc dân đảng, quân giải phóng chưa có lực lượng không quân. Do vậy, lực lượng không quân Trung Quốc vừa mới hình thành đã phải chiến đấu và luyện tập ngay chính trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Quy mô lực lượng không quân từ 2 sư đoàn tăng dần đến 7 sư đoàn, phi công đều tuyển chọn trong lực lượng lục quân.

Thực tế đã chứng minh, lực lượng không quân của quân tình nguyện từ khi mới ra đời đã không hề yếu ớt. Trong trận trên không tại cầu Chingchon, 6 máy bay của quân tình nguyện đã tấn công vào 60 máy bay oanh tạc của Mỹ.

Đại đội trưởng Vương Hải đã phát huy ưu điểm cơ động của loại máy bay MIG- 15 so vói F-84 của Mỹ, chỉ huy dứt khoát cho các đồng đội của mình điều khiển máy bay bốc thẳng lên cao, rồi đâm thẳng vào máy bay của Mỹ, nã pháo ở cự ly gần. Họ đã làm thử nhiều lần như vậy, máy bay Mỹ buộc phải chuyển hướng, bị rơi 5 chiếc

Trận đồ sát ở Triều Tiên: Tướng Mỹ kinh ngạc - Trung Quốc như trở thành cường quốc không quân sau 1 đêm - Ảnh 2.

Tiêm kích F-84 của Mỹ. Ảnh: Wiki

Những chiếc còn lại cũng hoảng hốt tháo chạy. Trận này cán cân quân số là 1:10, nhưng quân tình nguyện lại giành thắng lợi tuyệt đối 5:0. Trước sức mạnh của không quân quân tình nguyện, Tham mưu trưởng không quân Mỹ Vandenburg kinh ngạc thốt lên: “Chỉ sau một đêm, Trung Quốc dường như đã trở thành cường quốc về không quân thế giới!”.

Đồng thời, 4 sư đoàn đường sắt và 7 binh đoàn công binh của quân tình nguyện ngày đêm sửa chữa cầu đường, mở ra những tuyến đường mới nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, lực lượng hậu cần tập trung mấy ngàn chiếc xe và nhân lực đông đảo, bất chấp lửa đạn của kẻ thù, chớp lấy từng giây từng phút để vận chuyển quân nhu. Sau 4 tháng cố gắng, đến cuối năm 1951, tình hình giao thông vận chuyển đã có cải thiện lớn.

Nửa năm đầu 1952, cùng với sự phát triển về lực lượng không quân quân tình nguyện cũng như lực lượng sửa chữa, các chuyến vận chuyển đường sắt đạt 70%, khả năng vận chuyển đường bộ cũng phát triển mạnh.

Đến cuối năm, máy bay của quân Mỹ suy giảm, “trận đồ sát” kéo dài hơn 10 tháng đã kết thúc trong thất bại. Với sự chi viện của nhân dân Triều Tiên, quân tình nguyện đã xây dựng nên tuyến vận chuyển đường sắt phá không gãy, ném bom không hỏng.