Quảng Ngãi xuống đáy với Chữ, Thưởng và Vân

Bùi Thị Quỳnh Vân là "người tình" của Võ Văn Thưởng trong thời gian hơn 3 năm khi ông này làm bí thư Quảng Ngãi
Nghe đọc bài

Dưới thời của “lãnh chúa” Lê Viết Chữ, rất nhiều thủ thuật và thủ đoạn chính trị được sử dụng. Bí thư Lê Viết Chữ chỉ đạo chính quyền tỉnh Quảng Ngãi ăn cướp tất tần tật của dân. Quan chức dưới quyền răm rắp tuân lệnh, trung thành, để được chia chác bổng lộc. Từ cướp đất dân lành, mua quan, bán ghế, thu tóm quyền lực, cho đến lộng quyền sinh sát, tàn bạo và khát máu, Chữ không chừa bất kỳ chiêu thức gì.

Lê Viết Chữ sinh ngày 20-1-1963 tại Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Chữ xuất thân từ kỹ sư hàng hải, công tác tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT). Để tiến thân, Chữ ráng “phấn đấu” và vào đảng CSVN ngày 28-5-1994.


Từ đây, Lê Viết Chữ leo nhanh trên những nấc thang quyền lực. Lần lượt nắm giữ chức giám đốc Sở Giao thông-Vận tải, phó chủ tịch, rồi chủ tịch tỉnh, bí thư thành ủy, bí thư tỉnh ủy.


Lê Viết Chữ kết hôn với Cao Thị Hồng, sinh năm 1966, quê Phổ Ninh, Đức Phổ, Quảng Ngãi. Cao Thị Hồng phụ trách tài vụ của Trung tâm Đăng kiểm, đơn vị trực thuộc nơi chồng bà làm giám đốc Sở.

Hai vợ chồng Chữ giàu “nứt đố đổ vách”. Dư luận Quảng Ngãi cho rằng, vợ chồng Chữ “đầu cơ chính trị” khi bơm tiền để “chạy” cho Hồ Nghĩa Dũng, Ủy viên Trung ương, Bí thư Quảng Ngãi tái trúng cử Ban Chấp hành Trung ương khoá X, nắm chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải, nhiệm kỳ 2006-2011.


Đổi lại, Hồ Nghĩa Dũng kéo Lê Viết Chữ lên làm Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi và “bảo kê”, can thiệp để Cao Thị Hồng thoát tội hình sự trong một vụ án tham nhũng gây chấn động hồi đầu năm 2007.

Rồi sau đó, dưới thời hai cựu Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi là Nguyễn Hoà Bình (2010-2011) và Võ Văn Thưởng (2011-2014), họ tiếp tục giúp Lê Viết Chữ lần lượt leo lên phó chủ tịch tỉnh, phó bí thư tỉnh.


Tháng 4-2014, Trung ương điều Võ Văn Thưởng, Bí thư Quảng Ngãi về giữ chức phó bí thư thành ủy TP HCM. Trước khi đi, Thưởng kịp giúp Lê Viết Chữ thay Cao Khoa làm Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi.

Chưa đầy một năm sau, tháng 5-2015 Chữ “rinh” luôn chức bí thư Tỉnh ủy.

Tháng 10-2015, Lê Viết Chữ tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020.

Dư luận Quảng Ngãi đồn đoán, Võ Văn Thưởng và Nguyễn Hoà Bình là hai nhân vật đã giới thiệu và “bảo kê” cho Lê Viết Chữ trúng cử Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII.

“Bánh ít ném đi, bánh quy ném lại”. Thông tin về quan trường tỉnh Quảng Ngãi râm ran, Chữ đã tham gia “dốc hầu bao” cho cuộc đua vào Bộ Chính trị của Võ Văn Thưởng và vào Ban Bí thư của Nguyễn Hoà Bình tại Đại hội XII.

Ngoài ra, Lê Viết Chữ còn liên quan đến trách nhiệm nâng đỡ bà Bùi Thị Quỳnh Vân, sinh 1974. Vân từ một cử nhân Ngữ văn, đã được Lê Viết Chữ đưa lên làm Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản tỉnh, rồi lần lượt nắm giữ Bí thư Huyện ủy Tư Nghĩa, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Bí thư Huyện ủy Lý Sơn.

Dưới sự đạo diễn của các “đại ca”, tại Đại hội XII, Quỳnh Vân được vào Ủy viên dự khuyết Trung ương, để rồi ngay sau đó Vân leo lên chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Tháng 4-2019, Vân kiêm luôn chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Dư luận cho rằng, Bùi Thị Quỳnh Vân chính là “người tình” của Võ Văn Thưởng trong thời gian ba năm khi ông này làm bí thư ở Quảng Ngãi.

Dưới thời của “lãnh chúa” Lê Viết Chữ, rất nhiều thủ thuật và thủ đoạn chính trị được sử dụng. Bí thư Lê Viết Chữ chỉ đạo chính quyền tỉnh Quảng Ngãi ăn cướp tất tần tật của dân. Quan chức dưới quyền răm rắp tuân lệnh, trung thành, để được chia chác bổng lộc. Từ cướp đất dân lành, mua quan, bán ghế, thu tóm quyền lực, cho đến lộng quyền sinh sát, tàn bạo và khát máu, Chữ không chừa bất kỳ chiêu thức gì.

Quảng Ngãi trở thành “sân sau”, hậu phương cả về kinh tài lẫn chính trị của Nguyễn Hòa Bình và Võ Văn Thưởng. Mắc xích chính trị, nợ ân tình của những đồng chí Cộng sản thật… “cao đẹp”. Họ “dìu” nhau vẹn cả đôi bề.


Các vụ khiếu kiện, tố cáo của đảng viên, nhân dân Quảng Ngãi liên quan tới Bí thư Lê Viết Chữ, đều được Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao trước kia, nay là Chánh án Tòa án tối cao Nguyễn Hòa Bình và Võ Văn Thưởng trực tiếp “bảo kê”, ém nhẹm, giải quyết êm thắm.


Người dân thì bị cướp đất đai, dẫn đến tự thiêu, còn Lê Viết Chữ ung dung phía sau giao thầu cho doanh nghiệp sân sau, để xã hội đen lộng hành… Người dân ở Quảng Ngãi đều biết, báo chí biết, nhưng không báo “quốc doanh” nào dám đăng. Báo nào lỡ đăng, phải gỡ ngay sau đó, nếu không muốn bị “đóng cửa tòa soạn” và tác giả cũng thân tàn ma dại.


Để đưa con cái quan chức ra nước ngoài du học bằng “tiền chùa”, họ đẻ ra cái gọi là “đề án đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, thu hút nhân tài”. Hàng trăm tỷ chi ra từ ngân sách, để rồi du học sinh một số về làm quan, khỏi phải qua sát hạch, thi tuyển công chức; một số trốn ở lại nước ngoài, mua nhà, định cư, không về.

Để có thể lộng hành trong nhiều năm, Lê Viết Chữ có trong tay áo quân bài Trần Ngọc Căng. Trần Ngọc Căng sinh năm 1960, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi. Căng từng giữ các chức vụ: Trưởng ban Tổ chức Chính quyền (nay là Sở Nội Vụ), Bí thư huyện ủy Mộ Đức, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận, Phó bí thư tỉnh ủy.


Nếu thành Hồ có cặp Lê Thanh Hải – Lê Hoàng Quân, Đà thành có Nguyễn Bá Thanh – Trần Văn Minh, Khánh Hoà có Lê Thanh Quang – Lê Đức Vinh, thì ở Quảng Ngãi có Lê Viết Chữ – Trần Ngọc Căng.


Đây là những cặp đôi bí thư – chủ tịch tỉnh, trong số nhiều cặp đôi “ăn tàn phá hại” đất nước này. Bản chất của các “lãnh chúa” thành Hồ, “sứ quân” Nha Trang, “lưu manh chính trị” Đà Nẵng và “hung thần” Quảng Ngãi đều đặc trưng từ một “khuôn” đúc ra.

Đó là hô biến hàng chục ngàn hécta đất đai mà chúng cướp từ công sản, vét vào túi hàng tỷ đô la. Chúng bán cả đất sân bay quân sự, trường Đảng, phá rừng, san lấp đảo, “bóp cổ” cả dòng sông để phân lô bán nền. Kinh khủng hơn, bọn chúng bán cả đất phòng thủ ven biển cho Trung Cộng, “xẻ thịt” các đảo, bán đảo tiền tiêu trên biển.


Để có đất giao cho Trịnh Văn Quyết và tập đoàn FLC, Lê Viết Chữ và Trần Ngọc Căng “uống thuốc liều”, yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi không được xây dụng Đồn Biên phòng Bình Hải, huyện Bình Sơn). Họ phát công văn xin gặp Quân khu 5 và Bộ Quốc phòng xin đất quốc phòng để giao cho dự án quần thể du lịch và đô thị FLC Bình Châu, Lý Sơn, có tổng quy mô thực hiện giai đoạn 1 là 1.243 ha, thuộc địa giới hành chính các xã ở huyện Bình Sơn và các xã ở đảo Lý Sơn.


Dự án FLC “vẽ” ra gồm sân golf 18 lỗ, khách sạn 5 sao và các khu trung tâm thương mại, các khu Shophouse; khu biệt thực sinh thái, biệt thự nghỉ dưỡng, các khu ở tầng thấp, các khu vui chơi, giải trí…

Thu Hà