Tin chưa công bố: Vương Đình Huệ đầu hàng

Vương Đình Huệ chăm chỉ đi thắp hương nhưng không tránh được cảnh gãy ghế
Nghe đọc bài

Mặc dù Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng hết sức để “giải cứu” Vương Đình Huệ, nhưng ông cũng đành “bó tay”. Mọi tài liệu, chứng cứ “án tại hồ sơ”, nằm trên bàn làm việc của Tổng bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính và Bộ Công an, đều chống lại nỗ lực của chủ tịch Quốc hội và cả người đỡ đầu cho ngài.

Trận thư hùng nổi tiếng nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, giữa Vương Đình Huệ với Tô Lâm mà mọi người chờ xem, rất tiếc đã không xảy ra, khi mà họ Vương sớm buông súng xin hàng.


Nhanh hơn dự đoán của mọi người, Vương Đình Huệ, ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 và 13, chủ tịch Quốc hội khóa 15, đã làm đơn xin thôi tất cả các chức vụ trong đảng và quốc hội, rút lui khỏi chính trường.


Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố quyết định “Tuyệt Mật” số 163-QĐ/UBKTTW ngày 19-4-2024, nội dung “Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Vương Đình Huệ”, thì năm ngày sau, tức ngày 24-4-2024, ông Huệ đã viết đơn gởi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư để xin dừng cuộc chơi.

Mặc dù Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng hết sức để “giải cứu” Vương Đình Huệ, nhưng ông cũng đành “bó tay”. Mọi tài liệu, chứng cứ “án tại hồ sơ”, nằm trên bàn làm việc của Tổng bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính và Bộ Công an, đều chống lại nỗ lực của chủ tịch Quốc hội và cả người đỡ đầu cho ngài.


Bản thân Vương Đình Huệ phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu, theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, khi để cấp dưới lộng hành, núp bóng ông để can thiệp, lấy dự án cho các tập đoàn và nhận hối lộ với số tiền lên đến cả ngàn tỷ đồng.


Huệ bị cho là đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Ngoài ra, những người hạ bệ ông Huệ còn có chứng cứ về việc ngài Chủ tịch có nhiều quan hệ phức tạp, không trong sáng, vi phạm “đạo đức và lối sống”.


Những người “xử” Huệ cho rằng, các sai phạm của ông rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của đảng, gây bức xúc trong các tầng lớp đảng viên và cả dư luận xã hội hiện nay.


Hôm 25/4, Bộ Chính trị khóa 13 nhóm họp khẩn cấp tại Hà Nội để xem xét đơn và đồng ý cho Vương Đình Huệ được thôi các chức vụ, theo “nguyện vọng” ông Huệ trình bày trong đơn.


Bộ Chính trị sẽ triệu tập Hội nghị Trung ương bất thường vào chiều 26/4, để Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, xem xét theo nguyện vọng, ban hành nghị quyết, cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thôi chức chủ tịch Quốc hội, thôi làm đại biểu quốc hội nhiệm kỳ 2021 – 2026, để “về vườn làm người tử tế”.


Như vậy, “tứ trụ” chỉ còn hai người: Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính.

Dự kiến tại Hội nghị Trung ương bất thường lần này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội thay thế Vương Đình Huệ và Chủ tịch nước thay ông Võ Văn Thưởng, là người đã bị truất phế hồi tháng trước.

Có thông tin, bà Nguyễn Thị Vân Chi, phu nhân của ông Vương Đình Huệ, hiện không có mặt ở Việt Nam. Bà Chi là đại biểu quốc hội khóa 14 và 15, đơn vị Nghệ An. Bà giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Séc.


Nếu không có gì thay đổi, thì trung tuần tháng 5-2024 Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 sẽ diễn ra. Dự kiến hội nghị này sẽ bầu bổ sung 3 ủy viên Bộ Chính trị, để thay thế số ủy viên Bộ Chính trị bị khuyết và để dễ phân công công tác lãnh đạo chủ chốt của đảng.


Từ nay đến ngày khai mạc đại hội 14, nhiệm kỳ 2026-2031, (dự kiến khai mạc vào tháng 1-2026) sẽ còn nhiều diễn biến khó lường, bởi vì nhân sự trong Bộ Chính trị hiện nay, ngoài Nguyễn Phú Trọng, tất cả đều có “tì vết” trong quá khứ.

Chỉ cần một phe nào đó “khai hỏa” thì những tì vết dù không lớn, cũng sẽ biến thành “quả bom” gây rúng động chính trường hoặc nổ tung cung đình!

Lê Văn Đoành