Giới bác sĩ Sài Gòn hoài nghi về vaccine Trung Quốc

Nhà cầm quyền CSVN trấn an công luận rằng 500.000 liều vaccine Sinopharm do Trung Quốc viện trợ không phải dành cho dân Sài Gòn. Courtesy of Zing
Nghe đọc bài

Trong lúc báo đảng đã trấn an rằng lô 500.000 liều vaccine Sinofarm Trung Quốc không phải dành cho dân Sài Gòn như tin ban đầu, ý kiến của một bác sĩ nói cần dành loại vaccine này cho “những ai liên quan đến Trung cộng và những kẻ bảo vệ Trung cộng ở Việt Nam”.

Tin cho hay, lô 500.000 liều vaccine Vero-Cell của Sinopharm, Trung Quốc đã về đến sân bay Nội Bài hôm 20/6/2021.

Dịp này, truyền thông nhà nước được lệnh tuyên truyền rằng Vero-Cell “là vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và được Chương trình COVAX mua để giúp các nước tiếp cận với vaccine một cách công bằng”.

Sau khi tờ Tuổi Trẻ gây xôn xao với tin lô vaccine Trung Quốc nêu trên được “ưu tiên” tiêm cho dân Sài Gòn, mạng xã hội đã dấy lên những ý kiến phản đối.

Các báo đảng sau đó “nói lại cho rõ” rằng 500.000 liều vaccine Vero-Cell sẽ được tiêm cho ba nhóm đối tượng: Người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam; người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc; người dân có nhu cầu sử dụng vaccine này, nhất là ở các địa phương sát biên giới Trung Quốc.

Một số người dân Sài Gòn đang được tiêm vaccine AstraZeneca. Courtesy of Zing

“Dứt khoát không dùng vaccine do Trung cộng sản xuất”

Bác sĩ Võ Xuân Sơn, chủ phòng khám quốc tế Exson, bình luận: “Như thường lệ, cứ có cái gì liên quan đến Trung cộng vô Việt Nam là bộ máy truyền thông lại tích cực tuyên truyền cho chúng. Kinh nghiệm của chúng ta đã trải qua những nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Formosa, Đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông…

Đúng là vaccine Trung Quốc được công bố là có tỷ lệ tạo kháng thể tốt, được WHO cho phép sử dụng, đúng là vaccine Trung quốc có giá cao chót vót so với nhiều loại vaccine khác. Và bộ máy tuyên truyền xoáy mạnh vào những điều đó để bảo vệ cho nguồn vaccine này.

Nhưng chúng ta có tin được những công bố về hiệu quả vaccine của Trung cộng không? Chúng ta có tin được tổ chức phê duyệt vaccine Trung cộng là WHO không? Có thể có nhiều bác sĩ tin WHO, nhưng riêng trong vụ dịch cúm Tàu, và bây giờ là vaccine ngừa cúm Tàu, tôi hoàn toàn không tin WHO.”

Theo bác sĩ Sơn, Sinopharm là vaccine bất hoạt. Vị bác sĩ tin là Trung Quốc “có đủ khả năng tạo ra những con virus bất hoạt, nhưng bằng một tín hiệu nào đó, như sóng điện từ, hay sóng siêu âm, hay bất cứ một thứ gì mà công nghệ của bọn Trung cộng có thể chủ động đưa ra, lũ virus mà chúng tiêm vào cơ thể sẽ sống dậy và gây bệnh cho chúng ta. Mà có thể không chỉ là cúm Tàu, có thể là những căn bệnh khác ghê gớm hơn nữa.”

Bác sĩ Võ Xuân Sơn viết thêm: “Tôi dứt khoát không dùng vaccine do Trung cộng sản xuất. Tôi cũng sẽ can ngăn gia đình tôi, và những bạn bè thân thiết của tôi, nếu ai có ý định đồng ý dùng nó. 

Theo tôi, cần chích vaccine Trung cộng cho tất cả những ai đang bảo vệ nó, những ai quyết định nhập nó về, những ai đã từng ra lệnh và thực hiện việc trấn áp những người biểu tình chống Trung cộng, và những KOL trên mạng đang ủng hộ vaccine Trung cộng. Nếu vẫn chưa hết thì chích luôn cho những ai quyết định nhập các nhà máy điện than, duyệt cho Trung cộng thầu đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông, bảo kê cho Formosa…”

Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính kêu gọi dân chúng góp tiền vào quỹ Vaccine nhưng sau đó kêu gọi các nước viện trợ vaccine, đồng thời úp mở chuyện “tiêm dịch vụ”, tức ai muốn chích vaccine thì phải trả tiền. Courtesy of Zing

“Đừng cho dân ăn bánh vẽ”

Giáo sư Nguyễn Tuấn ở Úc, cho hay: “Vaccine Tàu được WHO phê chuẩn (vì đạt hiệu quả trên 50%). Nhưng không có cơ quan nào của EU, Anh, Mỹ, Úc phê chuẩn vaccine Tàu cả. Lý do là tiêu chuẩn khoa học ở các nước giàu đó rất khác và khắt khe hơn là WHO. 

Vaccine Tàu dĩ nhiên là chỉ dùng ở vài nước nghèo ở châu Âu (Belarus, Serbia, Hungary), một số nước ở Á châu (như Malaysia, Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippines), một số nước ở Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi. Việt Nam có lẽ không có lựa chọn nhiều, nên đành miễn cưỡng nói ‘yes’ với vaccine Tàu.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thấy dữ liệu về hiệu quả của hai  ‘vaccine nguyên con’ của Tàu ra sao, mà chỉ biết qua một viên chức Tàu rằng hiệu quả không mấy cao”.

Trong một diễn biến khác, Luật sư Trần Duy Cảnh chỉ trích tuyên bố của giới chức về việc “đạt miễn dịch cộng đồng tại Việt Nam vào cuối năm nay”.

Vị luật sư cho biết: “Lạc quan là tốt nhưng lạc quan tếu lại là có tội khi anh là quan chức, nói về đại dịch như COVID-19.  Chưa có gì trong tay, toàn ký với cam kết nhưng “có niềm tin về nguồn cung cấp” trong khi cả thế giới đang cuống cuồng mua vaccine từ mọi nguồn thì chẳng khác bán hàng đa cấp. Nên nhớ, các nhà cung cấp ký hợp đồng đều buộc bên mua chấp nhận thay đổi thời gian cung cấp và cả số lượng và chịu mọi rủi ro khi tiêm thì “niềm tin” liệu có cơ sở?

Cần tiêm cho khoảng 50 triệu dân, ngoài mới tiêm tầm dưới 1 triệu khi hiện chưa có trong tay triệu liều nào cả, vaccine có tác dụng sau tiềm tầm 1-2 tháng… Những yếu tố đó có giải quyết miễn dịch cộng đồng được trong 5 tháng 10 ngày tới không?

Đừng cho dân ăn bánh vẽ, cần cố gắng cao nhất để mua vaccine về hoặc tự sản xuất. Trong khi đó, yêu cầu dân chấp hành 5K một cách nghiêm ngặt.”

Định Tường

Gửi cho báo Đất Việt từ Sài Gòn