Việt Nam: Thiếu hụt điện do Covid-19

Nghe đọc bài

Việt Nam sẽ bị thiếu hụt năng lượng và điện vì dịch cúm corona.

Nguyên do chính là  tất cả các dự án khí đốt do nước ngoài đầu tư đều bị đình trệ vô thời hạn khi nhân viên của các công ty này không thể nhập cảnh vào Việt Nam do lệnh cấm xuất nhập cảnh ở Việt Nam cũng như các nước khác do dịch bệnh; bên cạnh đó còn do dự báo kinh tế có thể suy thoái. 

Mới tháng trước, các công ty năng lượng đa quốc gia lớn của Hoa Kỳ đã gặp gỡ quốc hội ở Hà Nội và chính quyền tỉnh cho công các thỏa thuận cung cấp và đầu tư vào lĩnh vực khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc đề xuất đầu tư vào các nhà máy điện chạy bằng khí đốt ở các tỉnh miền Nam. 

Một nguồn tin của một công ty tư vấn năng lượng tại Việt Nam cho biết các công ty năng lượng nước ngoài, đã ký bản ghi nhớ chính quyền các tỉnh Việt Nam, giờ có thể không đến Việt Nam ít nhất sáu tháng cho tới một năm trong khi chờ dịch bệnh chấm dứt.

Ngoài ra chủ tịch Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cho biết tất cả các dự án năng lượng của Việt Nam đều phải chờ cho đến khi có thông báo mới của chính phủ tuy nhiên không cho biết liệu cho dự án nào bị hủy bỏ hay không.

Trong dài hạn tình trạng này sẽ gây thiếu hụt năng lượng trong cả nước.

Sáu tháng trước khi dịch cúm corona bùng phát, Bộ Công thương nói rằng Việt Nam có nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng bắt đầu từ năm 2021, do cầu vượt xa cung.

Nhu cầu điện của Việt Nam dự kiến ​​sẽ vượt quá khả năng cung cấp 6,6 tỷ kilowatt giờ vào năm 2021, năm 2023 tăng lên 15 tỷ kWh, tương đương với khoảng 5% nhu cầu điện dự báo.

Không rõ những dự án trên cần phải được điều chỉnh lại trong trường hợp tăng trưởng kinh tế chậm do virus gây ra.

Reuters cho biết năm ngoái, việc thiếu cơ sở hạ tầng năng lượng có thể khiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chững lại, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra.

Truyền thông nhà nước cho biết, khoảng 47 trong số 62 dự án sản xuất điện công suất 200 megawatt (MW) trở lên đã bị chậm tiến độ ít nhất 2 năm.

Không phải vì Việt Nam thiếu nguồn năng lượng mà vì không thể tiếp cận trữ lượng khí đốt trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở biển Đông.

Bắc Kinh đã buộc Hà Nội và các đối tác khai thác dầu khí ngừng các hoạt động thăm dò ít nhất ba lần kể từ năm 2017, trong khi đó, dự án Cá voi xanh với ExxonMobil của Mỹ cũng chịu áp lực của Trung Quốc vì ở gần đường chín đoạn của Trung Quốc,.

Khối 118, cách bờ biển Việt Nam khoảng 88 km và ước tính có trữ lượng khoảng 150 tỷ mét khối (bcm) sẽ đủ cung cấp năng lượng cho toàn thành phố Hà Nội trong 20 năm.

Để bù đắp cho việc mất các nguồn khí đốt mới cần thiết để thay thế các nguồn dự trữ ngoài khơi đang giảm dần và đáp ứng nhu cầu tăng lên cùng với nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội chuyển hướng sang lĩnh vực khí đốt tự nhiên hóa lỏng. 

Các nhà máy điện sử dụng nhiên liệukhí đốt tự nhiên hóa lỏng cần có một mạng lưới các thiết bị đầu cuối nhập khẩu và hồi quy. Việt Nam lên kế hoạch cho ít nhất sáu cảng nhập khẩu LNG lớn, một đang được xây dựng ở phía nam tỉnh Vũng Tàu và nhiều dự án khí đốt với quy mô khác nhau.

Khánh Công Lê, một kỹ sư và cố vấn năng lượng ở thành phố Hồ Chí Minh, cho biết nếu các công ty nước ngoài rút lại các khoản đầu tư dự tính vào cơ sở hạ tầng khí đốt của Việt Nam do đại dịch Covid-19, các dự án LNG liên quan sẽ có khả năng bị trì hoãn ít nhất một năm.

“Việt Nam sẽ vẫn cần nhập khẩu khí đốt hoặc than đá và cũng cần có các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy điện cần thiết để bù đắp sự thiếu hụt điện sắp tới, bởi chính phủ Việt Nam không có tiền để tài trợ cho các dự án này. Ảnh hưởng của dịch bệnh và trì hoãn dự án sẽ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Năm 2020 có thể là một năm tồi tệ.” Ông Khánh dự đoán sẽ phải mất từ 2 đến 3 năm mới có thể khắc phục ảnh hưởng của dịch corona đối với nền kinh tế và đặc biệt là rất nghiêm trọng cho lĩnh vực năng lượng.

Theo VNTB