Trung Quốc tổn thất nhiều hơn trong việc tách rời công nghệ Mỹ-Trung

Chuyên gia: Phương pháp tiếp cận ‘vượt lên ở khúc cua’ của ĐCSTQ có nghĩa là ăn cắp ý tưởng công nghệ của Hoa Kỳ.

This photo taken on February 16, 2020 shows Chinese employees wearing face masks and protective suits working on a smart chip production line in Sihong in China's eastern Jiangsu province. - The death toll from China's new coronavirus epidemic jumped to 1,770 after 105 more people died, the National Health Commission said February 17. (Photo by AFP) / China OUT
Nghe đọc bài

Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung đã khiến hai cường quốc phải chia tách. Cả hai bên đều đang gánh chịu những tổn thất trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp. Tuy nhiên, thiệt hại của Trung Quốc lớn hơn đáng kể so với Hoa Kỳ, một báo cáo của một viện nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh (gọi tắt là Bắc Đại) tiết lộ.

Một báo cáo hôm 31/01 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) của Đại học Bắc Kinh, được công bố trên trang web chính thức của họ, cho biết Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để trở thành một quốc gia mạnh về công nghệ và Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu thế giới về công nghệ, theo cả chiều ngang và chiều dọc.

Tuy nhiên, Đại học Bắc Kinh đã hủy bỏ cuộc khảo sát học thuật hôm 04/02 do sự kiểm duyệt gắt gao của nhà chức trách. Quan điểm của họ, khác với quan điểm chính thức, đã thu hút sự chú ý của công chúng. Công ty TNHH Storm Media có trụ sở tại Đài Loan, đã sử dụng ảnh chụp màn hình của một phần báo cáo này trong báo cáo của họ hôm 03/02.

Ông Quý Lâm (Ji Lin), một nhà bình luận vấn đề thời sự Nhật Bản đồng thời là kỹ sư phát triển phần mềm, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với ấn bản Hoa Ngữ của The Epoch Times rằng, cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung không chỉ là một cuộc cạnh tranh giữa hai nước, Hoa Kỳ có thể cần phải áp dụng nhiều hơn các biện pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “ép buộc các công ty Hoa Kỳ chuyển giao công nghệ và đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.”

Ông Quý cho hay, các nỗ lực của ĐCSTQ nhằm “vượt lên ở khúc cua” hoặc “nghiên cứu và phát triển ngược” thực sự là hành vi đạo văn và sao chép các sản phẩm và công nghệ tiên tiến và đã hoàn thiện từ ngoại quốc, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển, giảm chi phí và rủi ro khi phát triển sản phẩm mới.

Ông Quý nói thêm, ngoài ra, “bằng cách lợi dụng việc vi phạm nhân quyền để ép chi phí nhân công và nhận trợ cấp xuất cảng của chính phủ, nhiều công ty Trung Quốc sẽ có thể chiếm được thị trường quốc tế bằng giá khá rẻ.”

Báo cáo của Đại học Bắc Kinh cho biết, so với Hoa Kỳ, Trung Quốc chỉ dẫn đầu trong một số lĩnh vực, trong khi hầu hết các lĩnh vực đều tụt hậu rõ ràng, đặc biệt là ở một số phân ngành, nơi có nhược điểm rõ ràng và tồn tại khoảng cách về công nghệ. Một số lĩnh vực công nghệ chủ chốt bị “tắc nghẽn”, đặc biệt là lĩnh vực R&D vi mạch bán dẫn (chip) và các doanh nghiệp trong nước tuy dồi dào nhưng kém cạnh tranh, hầu hết chỉ duy trì ở mức độ phát triển đồng đều và sao chép kém cỏi, với thiết bị và linh kiện cốt lõi phụ thuộc nhiều vào việc nhập cảng.

Ông Quý cho biết hoạt động nghiên cứu và phát triển và cung cấp vi mạch bán dẫn độc lập dường như nằm ngoài khả năng của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không thể giải quyết vấn đề này trong một thời gian dài vì nước này đang thụt lùi theo mọi hướng một cách có hệ thống trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Hơn nữa, rất khó để tiết kiệm chi phí thông qua các phương pháp “R&D ngược” của chính phủ trong lĩnh vực này.

Theo ông Quý, các nhà chức trách Trung Quốc đã thất bại trong việc giúp các nhà sản xuất vi mạch bán dẫn Trung Quốc giành chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh quốc tế và nỗ lực của họ sẽ không hiệu quả và vô ích “bởi vì ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn đòi hỏi sự sáng tạo, và sự sáng tạo đòi hỏi tinh thần độc lập và tư duy tự do, điều mà ĐCSTQ không chấp nhận.”

Ông Đàm Tịch Quyền (Qin Xiquan), một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ sống ở Úc, cũng chia sẻ quan điểm tương tự: “Việc Trung Quốc không thể phát triển vi mạch bán dẫn cao cấp không phải vì người Trung Quốc không đủ thông minh, ngược lại, người Trung Quốc thông minh không kém người dân các nước khác, nhưng ĐCSTQ đã bóp nghẹt trí thông minh của họ.”

Một con cá mập robot được nhìn thấy tại Hội nghị Apsara, một hội nghị về điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI), ở Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc hôm 19/10/2021. (Ảnh: STR/AFp)

So sánh ba lĩnh vực chính

Báo cáo của Đại học Bắc Kinh đã so sánh sức mạnh công nghệ của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong ba lĩnh vực: công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), và hàng không vũ trụ.

Theo báo cáo này, việc tách rời công nghệ đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghệ thông tin của Trung Quốc, bao gồm tác động đến các công ty bị trừng phạt và sinh viên đại học bị cấm du học tại Hoa Kỳ, cũng như các công ty chưa bị trừng phạt. Nhưng đối với ngành công nghệ thông tin của Hoa Kỳ, không có tác động trực tiếp nào là rõ ràng.

Và trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Hoa Kỳ có lợi thế rõ ràng về tính độc đáo và đổi mới trong nghiên cứu cơ bản, đồng thời vượt xa trong các công nghệ công nghiệp cốt lõi như vi mạch bán dẫn, thuật toán, và máy học. Ngoài ra, Hoa Kỳ là điểm đến hàng đầu thế giới cho các tài năng AI theo đuổi giáo dục bậc cao và việc làm. Báo cáo cho biết, các trường đại học Hoa Kỳ đã đi đầu trong việc thiết lập một bộ đầy đủ các hệ thống và phòng thí nghiệm phát triển tài năng AI, trong khi Trung Quốc chỉ mới bắt đầu tham gia lĩnh vực này trong ba năm qua, báo cáo cho biết.

Hiện tại, số lượng nhân tài của Trung Quốc trong lĩnh vực R&D cao cấp ít hơn ở Hoa Kỳ. Mặc dù Trung Quốc đã đào tạo một số lượng lớn sinh viên chưa tốt nghiệp về AI, khoảng 56% tài năng AI hàng đầu chọn làm việc ở Hoa Kỳ và chỉ 34% được tuyển dụng ở Trung Quốc. Trong số những người đã đến Hoa Kỳ để học tập, 88% ở lại đó sau khi tốt nghiệp. Và chỉ 10% trở lại Trung Quốc.

Đối với lĩnh vực hàng không vũ trụ, Trung Quốc có công nghệ của riêng mình trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và hàng không quân sự, nhưng ngành hàng không dân dụng của họ đang gặp bất lợi, rõ ràng là họ cần phải mua phi cơ hoàn chỉnh hoặc các bộ phận cốt lõi từ Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Báo cáo cho biết do sự giám sát và các hạn chế của Hoa Kỳ đối với đầu tư và thương mại, các công ty Trung Quốc khó có thể có được các công nghệ cốt lõi thông qua các thương vụ mua lại.

Chính sách công nghệ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Kể từ cuối năm 2017, Hoa Kỳ đã thực hiện một sự thay đổi lớn trong chính sách đối với Trung Quốc để hạn chế việc Trung Quốc “ép buộc chuyển giao công nghệ của các công ty Hoa Kỳ và đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ”. Trong trường hợp này, báo cáo cho biết, Trung Quốc đã tăng cường năng lực đổi mới của chính mình để thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan khi bị người khác kiểm soát các công nghệ cốt lõi quan trọng của mình.

Hoa Kỳ không nêu rõ ranh giới của việc tách rời công nghệ; nhưng đã đạt được sự đồng thuận về một số công nghệ và sản phẩm quan trọng như vi mạch bán dẫn và thiết bị sản xuất vi mạch bán dẫn, cùng với công nghệ AI.

Các lĩnh vực không bị tách rời bởi Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ nằm trong các ngành công nghệ thấp và giá trị gia tăng thấp.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đang làm việc với các đồng minh của mình để thành lập một liên minh các nền dân chủ về khoa học và công nghệ nhằm cô lập và hạn chế Trung Quốc mua các sản phẩm quan trọng từ các nước thứ ba, đồng thời đưa các công nghệ tiên tiến và nhân tài cao cấp đến Trung Quốc, báo cáo cho biết.

Theo Epoch Times