Kỷ nguyên tàu sân bay của Mỹ đang bị đe dọa bởi những “mối nguy” từ Nga, Trung Quốc

Nghe đọc bài

Hải quân Mỹ đang xem xét giảm số lượng tàu sân bay đang hoạt động, chủ trương này có thể ảnh hưởng đến không chỉ thế hệ tàu sân bay thế hệ cũ, mà còn dẫn đến đóng băng, và thậm chí hủy bỏ việc chế tạo tàu sân bay mới như tàu Gerald Ford.

Ky nguyen tau san bay cua My dang bi de doa boi nhung

Giới quân sự cho rằng, kỷ nguyên ngoại giao pháo hạm của đội tàu sân bay Mỹ đã qua, với sự phát triển của công nghệ, nhất là các loại tên lửa chống hạm như hiện nay, vì vậy nên thay tàu sân bay bằng tàu đổ bộ vạn năng (UDC) là phù hợp hơn.

Ky nguyen tau san bay cua My dang bi de doa boi nhung

Có hai lý do để xem xét sửa đổi căn bản chiến lược của hải quân Mỹ, lý do đầu tiên là vấn đề kinh tế. Với việc duy trì đội tàu sân bay khổng lồ, bao gồm 11 tàu sân bay, đi cùng với nó là gần một trăm tàu hộ vệ và tàu bảo đảm hậu cần, như vậy cần một nguồn kinh phí khổng lồ.

Ky nguyen tau san bay cua My dang bi de doa boi nhung

Với sự áp dụng các công nghệ mới, dẫn đến giá thành đóng các tàu sân bay kiểu mới như tàu sân bay lớp Gerald Ford rất đắt đỏ; nhất là phần chế tạo động cơ cho tàu và hệ thống máy phóng máy bay trên hạm sử dụng công nghệ điện từ.

Ky nguyen tau san bay cua My dang bi de doa boi nhung

Nếu các tàu sân bay thuộc lớp Nimitz cũ có giá 5,5 tỷ USD, thì chiếc tàu sân bay đầu tiên của lớp Gerald Ford đắt gấp ba lần. Đây là gánh nặng tài chính với cả với quốc gia có ngân sách quốc phòng dồi dào như Mỹ.

Ky nguyen tau san bay cua My dang bi de doa boi nhung

Lý do thứ hai, cần được coi là lý do chính, đó là Nga và Trung Quốc, hai kình địch lớn nhất của Mỹ, đã phát triển thành công nhiều loại tên lửa chống hạm, với công nghệ hoàn toàn mới, có thể đánh chìm được hàng không mẫu hạm.

Ky nguyen tau san bay cua My dang bi de doa boi nhung

Tại Nga, họ đã phát triển thành công tên lửa có tốc độ siêu vượt âm Kinzhal, có tốc độ đến 10 M, được phóng đi bởi loại máy bay chiến đấu cũng có tốc độ nhanh nhất thế giới đó là MiG-31BM; và trong tương lai, các loại máy bay có tốc độ siêu âm như Tu-22M3, Tu-160M và cả máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga Su-57 đều có thể trang bị loại tên lửa này.

Ky nguyen tau san bay cua My dang bi de doa boi nhung

Giới quân sự Mỹ cũng không hề đánh giá thấp vai trò của một loại tên lửa chống hạm khác của Nga cũng có tốc độ siêu vượt âm, được phóng đi từ các tàu chiến đó là tên lửa chống hạm Zircon, có tốc độ đạt tới 8 M; họ cho rằng mối đe dọa của Zircon đối với các hàng không mẫu hạm là không thể xem nhẹ.

Ky nguyen tau san bay cua My dang bi de doa boi nhung

Một loại tên lửa chống hạm khác phóng từ máy bay, mặc dù chưa đạt tốc độ siêu vượt âm (từ 5 M trở lên), nhưng cũng là mối đe dọa chết người với các tàu sân bay của Mỹ, đó là tên lửa hành trình chống hạm Kh-32, được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược siêu âm tầm xa Tu-22M3M.

Ky nguyen tau san bay cua My dang bi de doa boi nhung

Tốc độ của tên lửa Kh-32 cũng tiệm cận tốc độ siêu vượt âm (4,6 M), tầm bắn đến 1.000 km, do vậy máy bay có thể phóng tên lửa từ ngoài khu vực phòng không của nhóm tàu hộ vệ tàu sân bay; với bán kính chiến đấu của máy bay Tu-22M3 là 2.000 km, như vậy một biên đội Tu-22M3 có thể đẩy biên đội tàu sân bay Mỹ cách xa bờ biển của Nga 3.000 km.

Ky nguyen tau san bay cua My dang bi de doa boi nhung

Theo Cục thiết kế Raduga, nơi phát triển Kh-32, mẫu tên lửa hành trình này có thể được phóng lên ở độ cao trên tầng bình lưu (lên tới 40 km), sau đó lao xuống tấn công mục tiêu khi gần kết thúc hành trình bay với gia tốc cực lớn; do vậy Kh-32 cũng xứng đáng được xếp vào diện “sát thủ tàu sân bay” của Nga hiện nay.

Ky nguyen tau san bay cua My dang bi de doa boi nhung

Không chỉ với Nga, Hải quân Trung Quốc gần đây cũng nổi lên là mối đe dọa lớn với Hải quân Mỹ, với việc đưa vào biên chế tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới Dongfeng DF-21D.

Theo Kiến thức