Vụ Vạn Thịnh Phát: Vì sao không quan chức nào ngã ngựa?

Trương Mỹ Lan được cho là nắm thóp lãnh đạo từ Lê Thanh Hải trở lên
Nghe đọc bài

Đây là một thất bại nặng nề của việc giám sát. Một năm sau khi Trương Mỹ Lan bị bắt, không có lãnh đạo cấp cao nào trong chính phủ hay Ngân hàng nhà nước bị mất việc vì vụ bê bối này.

Quy mô của vụ Vạn Thịnh Phát thật ngoạn mục. Vậy trường hợp này nói lên điều gì về quản lý kinh tế của Việt Nam?

Đầu tiên, các cơ quan quản lý của Việt Nam đã tỏ ra choáng ngợp trước sự tăng trưởng của nền kinh tế. Việc dễ dàng thành lập các tập đoàn vỏ bọc, văn hóa sở hữu chéo phức tạp và sự thiếu thẩm định đã dẫn đến vụ tham ô 12,5 tỷ USD chỉ riêng tại một ngân hàng.

Đây là một thất bại nặng nề của việc giám sát. Một năm sau khi Trương Mỹ Lan bị bắt, không có lãnh đạo cấp cao nào trong chính phủ hay Ngân hàng nhà nước bị mất việc vì vụ bê bối này.

Thứ nhì, hệ thống ngân hàng vẫn còn mong manh. Giống như Vạn Thịnh Phát/SCB, nhiều tập đoàn địa phương – hầu hết đều đầu tư mạnh vào bất động sản – đều có các ngân hàng liên kết trong hệ sinh thái để tận dụng vốn vay, do đó, bất kỳ sự sụp đổ nào nữa sẽ kéo theo tình trạng rút hàng loạt vốn ra khỏi ngân hàng. Và do vụ Trương Mỹ Lan và bong bóng bất động sản, chính phủ Việt Nam đã thắt chặt thị trường trái phiếu thương mại.


Trong trường hợp của SCB, Ngân hàng nhà nước đã có thể can thiệp và bảo lãnh tiền gửi, nhưng không rõ liệu nó có đủ nguồn lực hoặc sự nhạy bén để đáp ứng với nhiều đợt rút vốn hàng loạt ra khỏi ngân hàng xảy ra cùng lúc hay không.

Ngân hàng nhà nước gần đây đã trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu SCB và vào tháng 9 đã bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị mới. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn phải gánh các khoản nợ xấu của VTP.

Sau cuộc khủng hoảng ngân hàng vào đầu những năm 2010, năm 2013 chính phủ Việt Nam đã thành lập Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) để mua các khoản nợ xấu từ các ngân hàng nhằm củng cố bảng cân đối kế toán của họ.

Nhưng để so sánh, đến năm 2019, VAMC chỉ có khoảng 1 tỷ USD tiền mặt và trái phiếu để mua nợ xấu. Và nợ xấu ngày càng gia tăng. Báo cáo mới đây của Ủy ban Thanh tra Nhà nước cho thấy nợ xấu tại 28 ngân hàng tăng 52% trong quý 3 năm nay. Trừ khi VAMC được bơm một lượng vốn đáng kể, nếu không nó có thể bị quá tải.


Thứ ba, tham nhũng vẫn còn phổ biến. Điều này thể hiện rõ ở hai cấp độ. Tham nhũng liên quan đến nhân viên ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý khác của chính phủ đặt ra những câu hỏi quan trọng về năng lực và tính liêm chính của các cơ quan quản lý, những người được trả tiền để che đậy danh mục nợ xấu và bằng chứng về hành vi sai trái hình sự.

Mỗi người trong số 24 cơ quan quản lý chịu trách nhiệm giám sát SCB đều phải gánh trách nhiệm. Nếu Trương Mỹ Lan đã hối lộ các cơ quan quản lý ngân hàng, vậy thì 40 tổ chức tài chính khác trong nước có thể cũng đã làm điều tương tự.

Việc thành lập SCB vào năm 2011 lẽ ra đã khiến các cơ quan quản lý phải chú ý, vì cả ba ngân hàng thành viên của SCB đều có hệ thống quản lý không rõ ràng, có số lượng lớn các khoản nợ xấu và đã chứng kiến tình trạng rút vốn hàng loạt ra khỏi ngân hàng. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã bỏ qua tất cả các dấu hiệu cảnh báo cũng như quyền sở hữu ẩn danh của bà Lan.

Cuối cùng, nhà chức trách vẫn chưa sẵn sàng đưa ra câu trả lời về cách bà Lan có được quyền mua vào 156 bất động sản, trong đó có một số khu đắt tiền ở quận 1, TP.HCM. Tất cả đất đai đều thuộc sở hữu của nhà nước và do đó cần có các mối quan hệ chính trị mới có thể mua được các khu đất này.


Trương Mỹ Lan đã bị tình nghi ít nhất 5 năm nhưng chưa bao giờ bị bắt cho đến năm 2022. Không có lời giải thích chính thức tại sao, nhưng có suy đoán rằng bà Lan có quá nhiều thông tin về các chính trị gia liên quan đến các hoạt động kinh doanh mờ ám nhằm trục lợi từ thị trường bất động sản đã có thời tăng nóng của Việt Nam.