Vinfast niêm yết tại Mỹ rồi sao nữa?

Các sự kiện của Vinfast chủ yếu chỉ được tung hô trên báo đảng
Nghe đọc bài

Ý kiến nói: “Các tờ báo uy tín của Mỹ đa phần đều “chê” nỗ lực của hãng xe điện lớn nhất Việt Nam. Nếu Vinfast thất bại, thì liệu Vinfast có tiếp tục sản xuất xe điện nữa không khi thị trường bất động sản đang trên đà suy thoái tính bằng thập kỷ? Tiền ở đâu để đốt tiếp đây?”

VinFast cho biết họ dự kiến sẽ bắt đầu giao dịch trên sàn Nasdaq của Hoa Kỳ trong tuần tới sau khi việc sáp nhập vào một công ty mua lại đặc biệt (SPAC) được thông qua hôm 10/8.

Tôn Quyền cho biết: “Tôi thấy vụ việc Vinfast được niêm yết trên sàn ở Mỹ còn nhiều thắc mắc quá, không biết có ai giải đáp được không?

Hồi tháng 12/2022, Vinfast tự định giá 60 tỉ USD sau khi chuyển 999 xe VF8 qua Mỹ, và đăng ký IPO trên sàn.

Vậy là đăng ký IPO trực tiếp này thất bại hay thành công mà phải đi cửa sau với thương vụ SPAC?

Xe Vinfast chỉ mới cho thuê chứ chưa bán được ở Mỹ

Tháng 5/2023, Vinfast lại tự hạ giá còn 23 tỉ USD, tức tự giảm giá hơn 63%,và thực hiện thương vụ cửa sau, cũng có khả thi nhưng chưa biết có thành công?

Các xe điện khác (Lucid Motors, Lordstown Motors… đã được niêm yết trên sàn chứng khoán, cũng thực hiện thương vụ thâu tóm SPAC hiện tại đều ngấp nghé phá sản vì thực tế bị đánh giá là xe cùi bắp, chậm, pin yếu… không đấu lại mấy xe xịn khác.

Liệu Vinfast có bị phá sản sau khi được niêm yết giống như mấy xe điện khác cũng được niêm yết thông qua con đường SPACS?

Các xe điện này cũng chỉ dám định giá vài trăm triệu USD chứ không đến hàng chục tỉ USD như Vinfast.

Rivian Automobile, hãng xe cũng khá được đắt hàng ở Mỹ chỉ được định giá thị trường là 12.72 tỉ USD. Còn Vinfast thì thậm chí chưa được niêm yết, cũng chưa có xe nào nổi bật hơn thị trường thì 23 tỉ USD liệu có “hét giá” không?

Các tờ báo uy tín của Mỹ đa phần đều “chê” nỗ lực của hãng xe điện lớn nhất Việt Nam. Nếu Vinfast thất bại, thì liệu Vinfast có tiếp tục sản xuất xe điện nữa không khi thị trường bất động sản đang trên đà suy thoái tính bằng thập kỷ? Tiền ở đâu để đốt tiếp đây?”

Đỗ T. Công bình luận: “Ngay cả bên Tàu người dân họ cũng chửi khéo Vinfast là “mua thịt dê bán thịt chuột”. Họ công khai liệt kê ra chi tiết hết những bộ phận máy móc Vinfast mua của những hãng nào của họ. Coi như 100% không có hàng nào Việt Nam sản xuất hết. Chỉ có mua đồ Tàu về lắp ráp sơ sơ, rửa xe cho bóng dán nhãn “made in Việt Nam”; rồi la làng ai mua xe Vinfast là yêu chế độ CSVN.

Bỏ ra hàng chục tỷ đô la chỉ mua hàng của Tàu mà dám đem qua Mỹ bán. Thử hỏi có ai mua không? Có lời không? Cũng công thức đó, Vinfast tính xây dựng nhà máy chế biến bình điện. Kỹ thuật bình thì mua và hùn hạp với hãng của Đài Loan. Bỏ tiền thì Vinfast, làm xong thì bình điện Vinfastbán được cho ai?

Liệu các hãng xe ở Mỹ, ở Nhật, ở Đại Hàn dám mua không? Kỹ thuật về bình điện thì hãng làm ăn với Vinfast chưa phải là những hãng “vua biết mặt chúa biết tên”. Vậy thấy trước mắt sẽ lỗ thêm vài chục tỷ đô nữa.

Làm sao lý giải công thức đem đốt tiền của Vinfast? Chẳng lẽ vì cái tên “Vinfast” nó phải có mặt ở nước ngoài như nước Mỹ để tự sướng “biết bố mày là Vinfast không?”.

Nếu bạn là một người Mỹ, hay Mỹ gốc Việt. Bạn có dám bỏ tiền ra mua xe “made in Vietnam” không? Ngay cả xe “made in China” cũng không mua thì tại sao lại mua xe Vinfast?

Cũng một thứ xe Tàu, xếp loại hạng 2 hay 3. Về chất lượng, giá cả, an toàn và tiện lợi thì khi làm một sự so sánh tối thiểu với xe Mỹ, Nhật, Đức hay Đại Hàn. Không ai dám bỏ tiền ra mua món hàng mà chỉ có đem đến bất lợi cho mình.

Tiền mafia bán ma túy đem đi rửa, họ cũng thu về được 50%, chịu mất 50% coi như lời. Tiền Vinfast bỏ ra 100%, mất trắng 100%. Vậy thì họ đầu tư, làm ăn buôn bán hay là họ đang làm cái quỷ gì mà chỉ có “đỉnh cao trí tuệ” mới đủ trí tuệ để hiểu.

Hay là Phạm Nhật Vượng chỉ mong VinFast ra IPO, được niêm yết trên thị trường chứng khoán để hốt cú chót?”