Sự thật vụ quỹ đầu tư Mỹ thỏa thuận mua 1 tỷ đô cổ phiếu Vinfast

Giá cổ phiếu Vinfast đang tiến về $1
Nghe đọc bài

Nghe thì có vẻ là một tin vui với Vin nô nhưng với giới tài chính Mỹ thì Yorkville Advisors là một quỹ đầy tai tiếng với các tin giả và đã từng bị SEC tố cáo cách đây 10 năm rồi.

Dạo gần đây sau báo cáo tài chính chưa kiểm toán quý 3 của Vinfast, họ tung ra một loạt các tin nghe qua đều biết là giả tạo như sẽ mua lại nhà máy ở Ấn Độ, Indonesia, đưa công ty taxi Xanh GSM sang Lào. Hay gần đây nhất là việc bà Lê Thị Thu Thủy, CEO Vinfast trả lời phỏng vấn Bloomberg lẫn đăng bài trên Forbes PR cho GSM là một công ty độc lập và một khách hàng lớn của Vinfast.

Và mới đây, Vinfast lại thêm một bước đi vào lòng đất nữa khi công bố đạt thỏa thuận với quỹ phòng hộ Yorkville Advisors về việc mua lại 1 tỷ USD cổ phiếu VFS.

Nghe thì có vẻ là một tin vui với Vin nô nhưng với giới tài chính Mỹ thì Yorkville Advisors là một quỹ đầy tai tiếng với các tin giả và đã từng bị SEC tố cáo cách đây 10 năm rồi.

Quỹ YA này chỉ là một quỹ nhỏ chuyên đầu tư vào các công ty vốn hóa siêu nhỏ tới nhỏ và có tài sản quản lý chỉ cỡ 323.4 triệu đô thì tiền đâu mà mua 1 tỷ đô cổ phiếu VFS.

Ngoài ra, quỹ này đã từng làm một vụ tương tự là thỏa thuận mua 400 triệu đô cổ phiếu RIDEQ của hãng xe startup Lordstown Motor nhưng sau đó lặn mất tăm và không bỏ ra xu nào để mua lại. Và cuối cùng hãng Lordstown Motor rơi vào tình cảnh phá sản như hiện nay.

Cho nên, ta có thể thấy thực tế cái tin Yorkville Advisors bỏ ra 1 tỷ đô để mua cổ phiếu VFS chỉ là những tin giả của ông Vượng để cố gắng đẩy giá cổ phiếu VFS trong tuyệt vọng mà thôi.

Nói ví dụ như việc mua lại nhà máy Ford ở Ấn Độ, 200 triệu đô mới là tiền mua lại dự kiến. Ở đây nhà máy của Ford là sản xuất xe chạy xăng và Vinfast sẽ cần phải tốn mớ tiền để chuyển đổi sang dây chuyền xe điện. Nếu nhìn vào con số khoảng 1 tỷ đô như hồi ở Việt Nam thì con số thực bỏ vào Ấn Độ là phải lớn hơn nhiều.

Cái này còn chưa kể tiền rupee Ấn Độ mất giá 10%/năm so với USD. Tức là bỏ vào 200 triệu đô thì 10 năm sau chỉ còn 100 triệu đô. Một con số nhìn vào đã muốn chóng mặt rồi.

Và câu chuyện tương tự như vậy với Indonesia, con số 200 triệu đô chỉ là một con số nhỏ so với con số thực tế bỏ ra của Vinfast. Đó chưa kể, câu chuyện không phải là sản xuất bao nhiêu xe, phân phối ở bao nhiêu thị trường mà là bán được bao nhiêu xe và có lợi nhuận hay không.

Nên nếu ở thị trường Indonesia và ASEAN thì chẳng cần xây nhà máy mà nhập khẩu từ nhà máy Việt Nam qua cũng được chứ bản thân thị trường đâu đủ nhu cầu hấp thụ mà xây nhà máy ở đó chi cho mệt.

Mới gần đây khi trả lời phỏng vấn trên Bloomberg TV và Reuters, bà Thủy nói là Vinfast chưa cung cấp bất kỳ khoản tài chính nào cho GSM và nhận thấy nhu cầu của GSM đang tăng.

Bà Thủy phải trả lời như vậy để phủ nhận vì dạo gần đây báo chí phương Tây đã bắt đầu khui con số xe bán cho GSM và tố GSM là cùng một giuộc với Vinfast. Về mặt kỹ thuật tài chính thì là không sai nhưng Tây đâu phải con nít để bà Thủy trả lời một cách ngây thơ vậy. Cho nên bài phỏng vấn đó của bà Thủy chỉ như một tát tự vả mặt mình đối với Vinfast mà thôi.

Với việv đưa tin hôm 20/10 về Yorkville Advisors thì chứng tỏ ông Vượng và bà Thủy đang có những dấu hiệu hoảng loạn khi cố gắng kéo giá VFS lên bằng tin giả trong vô vọng khi mà cổ phiếu VFS cứ liên tục giảm.

Sonnie Trần