Su-30MKI rung lắc khủng khiếp, phi công xử trí cực đỉnh: Thoát chết trong gang tấc!

Hành động đầy quả cảm và thông minh của phi công Ấn Độ đã bảo đảm an toàn cho Su-30MKI, một tài sản quốc gia trị giá hàng chục triệu USD.

Nghe đọc bài

Một câu chuyện “không thể tin nổi” về sự gan dạ của phi công chiến đấu vừa diễn ra càng làm tăng thêm tình tiết gay cấn như huyền thoại về trường hợp khẩn cấp trên không mà các phi công Su-30MKI của Không quân Ấn Độ thường gặp phải trong những năm qua.

Trường hợp “rợn tóc gáy” gần đây nhất là của Phi đội trưởng Perminder Antil khi anh đã anh dũng cứu thoát một máy bay chiến đấu bị mất kiểm soát trong điều kiện đáng nhẽ ra đã khiến anh và phi công phụ/sĩ quan điều khiển hệ thống vũ khí bất tỉnh.

Viên phi công dũng cảm này là Phi đội trưởng Perminder Antil, sĩ quan chỉ huy của Phi đội Su-30 MKI kể từ tháng 1 năm 2020.

Ngày 21/9/2020, trong một lần xuất kích, từ buồng lái trước của Su-30, phi công Antil đã phải chứng kiến những dao động mạnh chưa từng có theo cả chiều dọc và chiều ngang khi lực G (hay còn gọi là lực gia tốc) thay đổi đột ngột từ + 9 G đến -1,5 G.

Cùng với đó, máy bay lại lộn vòng sang bên trái một cách không thể kiểm soát trong khi liên tiếp xuất hiện những tín hiệu báo lỗi khác.

Su-30MKI rung lắc khủng khiếp, phi công xử trí cực đỉnh: Thoát chết trong gang tấc! - Ảnh 1.

Phi đội trưởng Perminder Antil là sĩ quan chỉ huy của Phi đội Su-30 MKI kể từ tháng 1/2020

Đối diện với tình huống nguy kịch do lực G đạt tới độ cực đỉnh, phi công Antil đã nhanh trí điều chỉnh độ dao động của máy bay đồng thời cũng kiểm tra độ an toàn của sĩ quan vận hành hệ thống vũ khí.

Anh cũng cố điều khiển cho máy bay ra khỏi khu vực đông dân cư để đảm bảo không thiệt hại về tính mạng hoặc tài sản trong trường hợp phải nhảy ra khỏi máy bay.

Thế nhưng, được một lúc, máy bay lại rung lắc mạnh. Khi đó, để điều khiển máy bay cần phải có một lực tác động rất lớn lên cần điều khiển của phi công. Phi công Antil đã áp dụng kiến ​​thức siêu việt về hệ thống kiểm soát máy bay của mình và quyết định đưa ra một số hành động khắc phục tình trạng này.

Nhờ khả năng phán đoán và xử lý khéo léo của mình, dao động đã giảm và máy bay trở lại hoạt động bình thường. Trong những tình huống nguy hiểm đến tính mạng này, việc người phi công vẫn giữ được sự bình tĩnh, thể hiện tinh thần dũng cảm, nhanh trí thật đáng để noi theo.

Hành động đầy quả cảm và trí thông minh siêu việt của anh đã giúp đảm bảo an toàn cho một tài sản quốc gia trị giá hàng chục triệu USD và ngăn chặn được những thiệt hại có thể xảy ra đối với tính mạng và tài sản trên mặt đất trong trường hợp phi công phải nhảy ra khỏi máy bay.

Vì hành động dũng cảm đặc biệt, sự mẫu mực về tính chuyên nghiệp và đóng góp cho sự an toàn của lực lượng, Phi đội trưởng Perminder Antil đã được phong tặng danh hiệu Shaurya Chakra.

Theo thống kê, 8 máy bay chiến đấu Su-30 MKI của Không quân Ấn Độ đã bị rơi kể từ khi chúng bắt đầu hoạt động từ hai thập kỷ trước. Lần gần nhất xảy ra tai nạn là vào tháng 8/2019 ở Assam.

Không quân Ấn Độ hiện đang tập trung phát triển phi đội Su-30 của mình thêm ít nhất 10 chiếc nữa, bên cạnh chương trình nâng cấp Super Flanker đã được thực hiện từ lâu.

Năm ngoái, thời điểm vài tháng trước khi vụ việc nêu trên xảy ra, Không quân Ấn Độ đã phê chuẩn cho máy bay chiến đấu phản lực Su-30MKI triển khai tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.

Nguồn Tin nóng