Rộ tin Nguyễn Công Khế bị điều tra vụ bán trụ sở báo Thanh Niên

Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên
Nghe đọc bài

Nguồn tin riêng của báo Đất Việt cho biết, Nguyễn Công Khế bị Cục An ninh điều tra, Bộ Công An CSVN, triệu tập cả tuần nay để điều tra vụ bán trụ sở báo Thanh Niên cho tập đoàn Novaland nhưng thái độ của ông này bị ghi nhận “không hợp tác.

Blogger Người Buôn Gió cho hay: “Khi còn tại vị ghế phó chủ tịch TP.HCM, Nguyễn Thành Tài ký văn bản giao khu đất 151-155 bến Vân Đồn cho báo Thanh Niên dựa theo tờ trình của báo này do ông Nguyễn Công Khế là tổng biên tập. Tờ trình năm 2008 xin sửa đổi mục đích khu đất 151-55 Bến Vân Đồn của nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội mục xây căn hộ cho thuê thành căn hộ cao cấp.

Trước đó vì lý do báo Thanh Niên không có chức năng xây dựng và kinh doanh cho thuê bất động sản. Để hợp thức chi tiết này, Khế đã lập ra công ty cổ phần Bất Động Sản Báo Thanh Niên để nhận đất. Công ty bất động sản Báo Thanh Niên được sự chấp thuận của ông Phan Văn Mãi.

Phan Văn Mãi lúc đó là bí thư trung ương đoàn, cơ quan chủ quản của báo Thanh Niên.

Khi thành lập chóng vánh công ty bất động sản báo Thanh Niên có 42% vốn của báo Thanh Niên do Nguyễn Quang Thông đại diện.

Đặng Thanh Thủy đại diện Vinpcariland giữ 20%

Trần Minh Sơn đại diện Sun Group giữ 10%

Nguyễn Công Khế đại diện công ty cổ phần tập đoàn truyền thông Thanh Niên giữ 10% (công ty truyền thông này do Khế lập ra và làm chủ mượn mác báo Thanh Niên để đi cướp doanh nghiệp). Khế được làm chủ tịch hội đồng quản trị công ty bất động sản báo Thanh Niên.

18% còn lại chia cho các cá nhân, bộ sậu có ảnh hưởng, quyền lực.

Cũng trong ngày 14 tháng 10 năm 2008 sau khi công văn 249 đứng tên báo Thanh Niên gửi đi xin sửa đổi mục đích căn hộ cho thuê thành căn hộ cao cấp, ý đồ nhóm lợi ích do Khê cầm đầu ở công ty bất động sản đã tính đến nước bán sang tay dự án này. Khế gửi tiếp công văn 250 hối thúc việc giao đất, trong công văn này Khế nêu rõ đã được sự đồng ý của văn phòng chính phủ ( văn bản do ông Phúc ký).

Phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài đã căn cứ công văn 3297 của văn phòng thủ tướng, công văn số 9628 của Bộ Tài Chính, Tài gửi công văn số 6325 xin văn phòng chính phủ đồng ý cho nhóm lợi ích do Khế cầm đầu được sửa đổi mục đích thành văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ ( bán được) với quy mô là 120 căn hộ cho 500 dân ở.

Rất nhanh như có thể, ngày 13 tháng 10 Tài gửi công văn xin chuyển đổi đến văn phòng chính phủ, thì ngày hôm sau 14 tháng 10 nhóm Khế đã gửi công văn 249, 250 thông báo đã chấp nhận và đề nghị Ủy ban TP.HCM giao đất ngay.

Nhờ sự trợ giúp của Nguyễn Xuân Phúc, chủ nhiệm văn phòng chính phủ, làm việc cấp tốc trong đêm, nó nói lên sự khẳng định quan hệ của Phúc với nhóm lợi ích do Khế cầm trịch cũng như dự án béo bở hàng ngàn tỷ ở 151-155 Bến Vân Đồn.

Đòi đất được đất, đòi sửa đổi mục đích được sửa đổi.

Nhưng dù Phúc đồng ý, ông khác lại cho rằng quyết định cho nhanh chóng như thế trong một đêm là phải xem xét lại.

Phải mãi đến năm 2016, khi Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng, đệ tử của Phúc là Lê Văn Khoa làm phó chủ tịch thành phố mới ra quyết định cho Khế thực hiện chuyển đổi mục đích khu đất vàng 151-155 Bến Vân Đồn.

Một nhà máy thuốc lá nằm trên khu đất vàng được báo Thanh Niên xin mua làm trụ sở và văn phòng cho thuê.

Lãnh đạo đồng ý, vì báo không có chức năng kinh doanh bất động sản. Nên báo lập công ty bất động sản, có 42 % cổ phần, còn lại là các ông lớn như Sun, Vin và các cá nhân như ông tổng biên tập.

Tất cả thủ tục đều nhanh chóng được duyệt, kể cả khi xin sửa đổi mục đích thành căn hộ cao cấp.

Nếu báo Thanh Niên là thuộc đoàn thanh niên CSVN được hưởng lợi từ đất của nhà nước đã đành, nhưng họ mang danh đoàn ra chỉ được hưởng 4 phần, còn 6 phần là tư nhân.

7.069 mét vuông đất toạ lạc trung tâm quận 4, hai mặt đường lớn, nhìn ra sông Bến Nghé được Ủy ban TP.HCM định giá vài trăm tỷ đồng, đặc biệt hơn nữa là giấy phép xây dựng, quyền sử dụng đất đều được cấp nhanh chóng nhất. Thậm chí yêu cầu sửa đổi mục đích xây dựng cũng được đồng ý trong có một ngày.

Giám đốc sở Tài nguyên-Môi trường TP.HCM Đào Anh Kiệt bị lĩnh án 6 năm 6 tháng tù vì tòa kết tội như sau:

– Công ty Bắc Nam (thuộc tổng cục tình báo Bộ Công an) làm đơn xin mua nhà 15 Thi Sách để xây dựng nhà cho cán bộ ở. Sau khi mua thì xây chung cư bán. Kiệt là giám đốc sở TN MP cùng với Tín là phó chủ tịch thành phố đều phải ra toà vì liên quan trách nhiệm.

Tại sao báo Thanh Niên do Khế làm tổng biên tập cũng làm đơn xin mua đất 151-155 bến Vân Đồn, diện tích còn khủng hơn cả chục lần, lý do làm trụ sở và nhà cho cán bộ báo, rồi sau đó khu đất này được xây thành cao ốc, chung cư rao bán thoải mái mà không ai bị nhắc đến?

Thủ đoạn của Khế tinh vi ở chỗ y biết cách lôi những tên tuổi lớn như Vingroup, Sun Group, Novaland vào chung phần. Y biết kéo những nhân sự tương lai như Võ Văn Thưởng, Phan Văn Mãi, Nguyễn Xuân Phúc dính vào khi họ còn làm bí thư đoàn, chủ nhiệm văn phòng chính phủ. Liên tiếp mấy khóa, khóa nào cũng có quan chức dính dáng đến Khế làm lãnh đạo, người này về thì người kia thay.

Từ 120 căn hộ cho cán bộ báo Thanh Niên thuê, được thủ tướng Phan Văn Khải duyệt. Bị đình lại thời Nguyễn Tấn Dũng. Đến thời thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì khởi công dự án trong đó có 362 căn hộ chung cư cao cấp bán liền tay.

Phúc về, có Thưởng lên, có Phan Văn Mãi ngự ở T.PHCM làm chủ tịch. Những tập đoàn lừng lững như Vin, Sun, Novaland dính đến khu đất vàng Bến Vân Đồn kia không bị pháp luật sờ đến cũng là điều dễ hiểu. Những dây dưa, chân rết của Khế quá mạnh và quá sâu rộng, Bộ Công An đụng đến khu đất vàng bị bọn cướp này chia, sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu chính trị của chế độ.

Thưởng và Mãi đều ở thế hệ sinh năm 1970 và đang đương chức, họ còn trong bộ máy chế độ này đến mấy nhiệm kỳ nữa. Trong khi ấy người đốt lò sẽ chẳng còn ngồi được bao lâu nữa. Khế chỉ cần lo lót công an qua vài năm nữa cho xong nhiệm kỳ của ông Trọng. Đến lúc đó những kẻ dính chàm cùng với Khế sẽ ở những vị trí lãnh đaọ cao cấp nhất. Mọi thứ y đã tính toán đâu vào đó, giờ là lúc y nằm an dưỡng, hưởng thụ đặc sản núi rừng, sông biển và những em gái non tơ ở những khu nghỉ dưỡng cao cấp của y ở ven biển.

Đàn con cháu y đã an cư bên Mỹ trong những căn biệt thự đẹp nằm cạnh công viên, khu phố của những nhà giàu.”