‘Quốc hội CSVN là công cụ của Bộ Chính trị’

Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội CSVN
Nghe đọc bài

Giới quan sát cho rằng Quốc Hội CSVN hiện nay “chỉ có vai trò như là cơ quan luật hóa các quyết sách của Đảng mà thôi” và Đảng “được phéđứng trên pháp luật”. 

Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Đức cho rằng, thực tế ở Việt Nam, bất kỳ một chính sách nào về đối nội, đối ngoại, an ninh quốc phòng… đều phải xuất phát từ Bộ Chính trị, là cơ quan cao nhất của Đảng CSVN. Sau khi Bộ Chính trị thống nhất rồi thì họ sẽ triển khai ra cho Ban chấp hành Trung ương, gồm có khoảng 180 ủy viên chính thức. Ban Chấp hành Trung ương bàn bạc rồi thì mới chuyển sang Quốc Hội. Và lúc này Quốc Hội chỉ làm theo tất cả các nghị quyết đã được Ban chấp hành Trung ương thông qua:

“Theo Hiến pháp thì như vậy là vi hiến, tức là Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương là một cơ quan đứng bên trên Hiến Pháp, đứng ngoài pháp luật Việt Nam, nhưng họ lại có quyền lực bao trùm lên toàn bộ hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Còn Quốc hội đã không thực hành đúng vai trò, chức trách mà Hiến Pháđã trao cho họ. Hiến Pháđã trao cho họ quyền lập pháp, làm luật và ban hành các chính sách, nhưng họ không thực hiện mà phải chờ một cơ quan không nằm trong hệ thống Hiến pháđể quy định, thì như vậy là Quốc Hội đã không làm tròn nhiệm vụ của họ.”

Việt Nam không có dân biểu thật sự, do các ứng viên độc lập đều bị “loại từ vòng gửi xe”

“Đảng CSVN được phéđứng trên pháp luật”

Về mặt văn bản thì Quốc Hội có chức năng số một là “Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật”. Tuy nhiên, theo lời Luật sư Nguyễn Văn Đài:

Quốc hội CSVN chỉ là công cụ của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng Việt Nam, để thực thi các quyết sách của họ mà thôi.

Việt Nam đang xây dựng cái gọi là “Nhà nước pháp quyền XHCN”. Đã nói đến Nhà nước pháp quyền là tất cả mọi công dân, cơ quan, tổ chức, đảng phái chính trị đều phải nằm dưới Hiến pháp và pháp luật, phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

Nhưng mà ở Việt Nam thì họ lại xây dựng một “Nhà nước pháp quyền” có cái “Xã hội chủ nghĩa” đi theo sau, thì mình phải hiểu là trong đó Đảng CSVN được phéđứng ở trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật.”

Đồng quan điểm, luật sư giấu tên cũng cho rằng Quốc hội CSVN chỉ có vai trò là thông qua luật theo sự chỉ đạo của Đảng:

“Xét về mặt thực tế thì Quốc hội gần như là một công cụ để thông qua luật pháp cho đúng với thể thức của pháp luật, hoặc là của một Nhà nước pháp quyền, mà Việt Nam đã rao giảng ra bên ngoài. Còn thực tế thì mọi thứ đã được Bộ Chính trị và Trung ương Đảng người ta thông qua và có ý kiến hết rồi.

Còn việc mình thấy Đại biểu Quốc hội phát biểu hoặc chất vấn ở trên nghị trường thực ra là họ đã họp với nhau hết rồi, chứ không phải là cứ muốn là được lên nói gì thì nói.”

Một nhà phân tích Chính sách công trong nước bình luận rằng trên thực tế sinh hoạt chính trị ở Việt Nam, Quốc hội chỉ có chức năng là thể chế hóa các chủ trương của Đảng. Có nghĩa là Đảng muốn như thế nào thì sẽ chuyển sang Quốc hội để làm luật. Điều đó cũng thể hiện việc rằng là người dân không được tham gia chính trị.

(Theo RFA)