Mối thù của Putin và Prigozhin chưa kết thúc

Putin bị bẽ mặt sau vụ binh biến của thủ lĩnh Wagner
Nghe đọc bài

Putin đang trong thế hoặc phải hoàn tất những lời đe dọa mà ông đã đưa ra trên TV, hoặc chấp nhận rủi ro rằng ông ta yếu ớt hơn vẻ quyền uy lâu nay của mình.

Mặc dù đã tránh đổ máu công khai, nhưng thật khó để Putin và Yevgeny Prigozhin hòa giải với nhau. Nên nhớ nhà lãnh đạo Nga chưa bao giờ được biết đến là người tha thứ cho sự phản bội.

Các sự kiện bất thường trong 48 giờ qua – cuộc binh biến vũ trang của Prigozhin, lời đe dọa trừng phạt “tàn bạo” của Putin, một thỏa thuận hòa bình kéo dài 11 giờ – có vẻ như đã tháo ngòi nổ cho vụ đảo chính.

Thủ lĩnh của nhóm lính đánh thuê Wagner “quay xe”, dừng cuộc binh biến vũ trang tiến về về thủ đô của Nga, dường như để đổi lấy lệnh ân xá và lưu vong ở Belarus. Ông ta không còn tham gia cuộc nội chiến nữa.

Nhiều người dân Nga bắt đầu hâm mộ bản lĩnh của Prigozhin 

Tuy nhiên, ít ai tin rằng đây là dấu chấm hết. Đến một lúc nào đó, Prigozhin chắc chắn sẽ phải lựa chọn làm cách mạng. Trong khi đó, Putin phải hoàn tất những lời đe dọa mà ông đã đưa ra trên truyền hình quốc gia hôm 24/6 hoặc chịu nhục trong thời khắc nguy hiểm nhất trong 23 năm làm lãnh đạo.

Cái giá thực sự của cuộc nổi dậy của Prigozhin vẫn đang được xem xét, nhưng nó đã làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của quân đội Nga, vốn đã thất bại một cách khó hiểu trong việc ngăn chặn cuộc binh biến, và làm suy yếu niềm tin cho rằng Nga có thể duy trì ổn định ngay cả khi nước này đang tiếp diễn cuộc xâm lược Ukraine.

Trong cuộc binh biến, lính Prigozhin đã bắn hạ ít nhất hai trực thăng và giết 15 quân nhân Nga, nhiều người trong số nạn nhân là phi công.

Nhóm lính đánh thuê gây tiếng vang với việc chiếm giữ một thành phố của Nga trong một ngày. Người dân trong thành phố coi Prigozhin như một anh hùng, một sự đón tiếp tự phát, ồn ào mà chắc chắn Putin sẽ phải ghen tị.

Baza, hãng thông tấn Nga dẫn nguồn từ cơ quan thực thi pháp luật, cho biết Prigozhin đã điều 1.000 xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, pháo và các thiết bị quân sự khác tới Moscow, một đoàn xe có khả năng khiến thủ đô Nga rơi vào hỗn loạn.

Ngay cả khi người Nga ở Moscow và Rostov tiếp tục cuộc sống hàng ngày, rõ ràng là sự ổn định của nước Nga chỉ là ảo ảnh. Lẽ ra người dân Moscow đã thức dậy và thấy những người lính Wagner và xe tăng xuất hiện trên đường phố, tái hiện ký ức hỗn loạn hồi đầu những năm 1990.

Dân Nga mong chờ Prigozhin làm cách mạng tới nơi tới chốn

Đáng chú ý nhất, Putin đã lên truyền hình để phát biểu trước toàn quốc, điều mà ông ấy chỉ làm hai lần trong cuộc chiến Ukraine, để nói với công chúng rằng ông ấy sẽ dập tắt cuộc nổi dậy của Prigozhin và mô tả đó là “sự phản bội”.

Kể từ đó, ông ta im lặng và không giữ lời, thay vào đó cho phép Prigozhin đạt được thỏa thuận thông qua Alexander Lukashenko của Belarus và rời Nga để sống lưu vong.

Thỏa thuận này có vẻ vô lý. Prigozhin luôn là người chấp nhận rủi ro, theo những người biết ông ta, và không phải là dạng người chịu sống lưu vong ở Belarus trong khi đội quân của mình bị giải thể.

Không rõ tại sao ông ta lại chấp nhận đảm bảo an ninh từ Lukashenko, một chính trị gia quỷ quyệt, người đang chịu áp lực đáng kể từ Nga. Và tại sao Putin lại cho phép một đối thủ tiềm năng ở lại một quốc gia láng giềng, trong khi việc giết hoặc bỏ tù ông ta sẽ đơn giản hơn nhiều?

Nhà lãnh đạo Nga lâu nay chia những người chống lại ông thành hai loại: Kẻ thù và kẻ phản bội. Các cựu điệp viên đào thoát sang phương Tây như Sergei Skripal nhận thấy rằng Putin có thể đợi nhiều năm để tìm cách trả thù.

Putin cũng không phải chịu những thách thức sau khi ra lệnh ám sát và bỏ tù phần lớn phe đối lập của Nga.

Có thể ông ta nhận thấy rằng cuộc binh biến của Prigozhin dù sao giúp giải tỏa một số cơn giận dữ bị dồn nén của người Nga, những người có thể không phản đối chiến tranh nhưng bức xúc với giới tài phiệt và những bất công trong xã hội Nga.

Dù sao thì cuối cùng Prigozhin đã được hộ tống ra khỏi Rostov-on-Don như một anh hùng bởi những người “biết ơn về màn trình diễn giữa thực tại buồn tẻ”.