Không được “bảo kê” bởi phòng không tầm ngắn, S-300 đang đơn độc ở Libya?

Nghe đọc bài

Ras Lanuf là một hải cảng chiến lược hiện đang do Quân đội Quốc gia Libya (LNA) dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Khalifa Haftar kiểm soát.

Nếu sự hiện diện của phòng không S-300 được xác nhận, điều đó sẽ đồng nghĩa với sự leo thang mới của cuộc nội chiến ở Libya và sự tham gia của các nước khác trong đó, trang The Drive viết về điều này.

Giả sử rằng các bức ảnh thực sự là S-300 hoặc S-400, điều này sẽ chứng tỏ những nỗ lực lớn hơn nữa của Moskva nhằm tăng cường khả năng phòng không và tác chiến của lực lượng vũ trang LNA.

Đây là động thái đáng chú ý tiếp theo sau lần triển khai MiG-29 và Su-24 trước đó. Được biết kể từ tháng 5, Nga đã cung cấp khoảng 14 máy bay chiến đấu hiện đại cho đồng minh tại Libya.

Tuy vậy cần nắm rõ rằng, khả năng chính xác của một hệ thống phòng không phụ thuộc vào mức độ tích hợp của cả mạng lưới phối hợp xung quanh nó.

Ngoài ra các chuyên gia nhận định rằng, hoạt động của S-300 còn tuỳ thuộc vào tình huống thực tế xảy ra.

Như đã biết, các hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 của Nga (vẫn được xem là cận vệ của S-300) tỏ ra khá dễ bị tấn công, đặc biệt là từ máy bay không người lái vũ trang (UAV) Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó S-300 lại là một tổ hợp tên lửa phòng không chuyên đánh tầm cao, nó có rất ít tác dụng khi chống lại các mục tiêu bay thấp, lợi dụng địa hình địa vật để xâm nhập trận địa như UAV.

Để S-300 có thể phát huy vai trò một cách cao nhất thì nó cần được bố trí ở trung tâm mạng lưới phòng không, vòng ngoài là các tổ hợp tầm trung và tầm ngắn đủ hiệu quả.

Đáng tiếc rằng tại Libya, S-300 tỏ ra tương đối đơn độc khi nó không có đầy đủ những điều kiện nói trên, chưa kể phiên bản xuất khẩu của S-300, Pantsir-S1 mà Nga đưa sang đây đã bị cắt giảm tính năng.

Không chỉ có vậy, trình độ của người vận hành cũng là dấu hỏi lớn, khi binh sĩ UAV và Libya chắc chắn không thể thiện chiến bằng lính Nga để khai thác tốt những tổ hợp vũ khí phức tạp này.

Theo Kiến thức