Home Việt Nam Vương Đình Huệ còn sai phạm gấp mấy lần Võ Văn Thưởng

Vương Đình Huệ còn sai phạm gấp mấy lần Võ Văn Thưởng

Nghe đọc bài

Theo giới phân tích, đến lúc này chỉ còn hai ứng viên có tiềm năng cao làm tổng bí thư, đó là Vương Đình Huệ và Tô Lâm. Tuy nhiên, Vương Đình Huệ trong thời gian giữ chức bộ trưởng Bộ Tài Chính, đã có rất nhiều sai phạm tày đình gấp nhiều lần Võ Văn Thưởng.

Võ Văn Thưởng gãy ghế do Bộ Trưởng Tô Lâm và Bộ Công An đã lật lại hồ sơ, để đưa ra các cáo buộc cách đây 12 năm, khi giữ chức bí thư Quảng Ngãi trong giai đoạn 2012 đến 2014, mà theo dư luận đồn là ông Thưởng thông qua người thân đã nhận 64 tỷ để xây nhà thờ tổ tại quê nhà.

Điều đó cho thấy tất cả các lãnh đạo cấp cao của CSVN sẽ không có ai thực sự trong sạch cả. Chỉ cần Bộ Công An cho lật lại các hồ sơ “nhúng chàm” trong quá khứ thì động đến ai người ấy đều có tội, kể cả Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Điều vừa kể có liên quan gì đến cuộc đua vào chiếc ghế tổng bí thư của đảng CSVN cho Đại hội lần thứ 14, khi ông Nguyễn Phú Trọng vẫn mong muốn, nhân vật kế nhiệm phải là Vương Đình Huệ?

Theo giới phân tích, đến lúc này chỉ còn hai ứng viên có tiềm năng cao, đó là Vương Đình Huệ và Tô Lâm. Tuy nhiên, ông Vương Đình Huệ trong thời gian giữ chức bộ trưởng Bộ Tài Chính, đã có rất nhiều sai phạm tày đình gấp nhiều lần ông Võ Văn Thưởng.

Việc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến nay vẫn chưa thể quyết định để ông Vương Đình Huệ làm người kế nhiệm duy nhất là lý do đã khiến ông Nguyễn Phú Trọng đã trở thành con tin trong cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng ban lãnh đạo Việt Nam.

Trong bối cảnh, Tổng Bí Thư Trọng và ban lãnh đạo Hà Nội đang có nhiều chỉ dấu trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại “lá mặt, lá trái” ngả sang phương Tây nhiều hơn, điều đó đã khiến Bắc Kinh rất không hài lòng.

Một khả năng cao Bộ Trưởng Tô Lâm và phe cánh đã nhận được tín hiệu từ Bắc Kinh, nên đang gia tăng sức ép, buộc Tổng Bí Thư Trọng phải sớm rời bỏ chính trường.

Theo giới phân tích, ngoài lý do tổng Trọng đã bước sang tuổi 80, tuổi cao, sức yếu đã hết giá trị sử dụng, việc Bắc Kinh công khai ủng hộ ông Tô Lâm cũng là thông điệp chuyển tới các phe nhóm chính trị trong nội bộ đảng, hãy coi chừng, chớ trái lệnh của Thiên triều.

Công luận và giới thạo tin có chung nhận định khi cho rằng, bối cảnh cuộc chiến cung đình ở Việt Nam hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy giống như của cuộc đấu đá quyền lực “một mất, một còn,” giữa hai đối thủ chính trị hàng đầu, là cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trước đại hội đảng 12 đầu năm 2016.

Theo bình luận của Đài Á Châu Tự Do, trước Hội Nghị Trung Ương 15, Khóa 11, thế mạnh trong cuộc đua chức tổng bí thư Đại hội 12 vẫn nghiêng về ông Ba Dũng, song với chuyến thăm Bắc Kinh của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng từ ngày 23 đến 27 Tháng Mười Hai, 2015, đã đảo lộn toàn bộ tình thế.

Theo đó, có các đồn đoán cho rằng, đại hội đại biểu nhân đại (tức quốc hội) Trung Quốc, đã ra nghị quyết cho phép “Quân giải phóng Trung Quốc được quyền đưa quân đội ra nước ngoài, để bảo vệ thành quả của Chủ Nghĩa Xã Hội.” Ngay sau đó, cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có đơn xin rút lui và về quê làm người tử tế.

Liệu trong chuyến thăm Trung Quốc của đương kim Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ lần này, có thực hiện sứ mệnh như cựu Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã thành công trước đại hội đảng 12 hay không?

Công cuộc “đốt lò” hay cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, được phát động sau đại hội đảng lần thứ 12 (2016) là một bản sao của chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng, kể từ năm 2012 ở Trung Quốc.

Điều đó để thấy vai trò của Trung Quốc thực sự rất lớn và chi phối trong chủ trương, sách lược của đảng CSVN, cũng như cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng chính trị Việt Nam đang diễn ra hết sức khốc liệt là điều có thật.

Thanh Hà/Người Việt

Exit mobile version