Vũ Sư sôi động đậm đà không khí năm mới

Ở khu phố Tàu Manhattan, cộng đồng người Hoa luôn duy trì truyền thống “vũ Sư” (múa Lân). Đặc biệt đến mùa Tết, tại các khu thương nghiệp lớn nhỏ đều có thể nghe tiếng chiêng trống vang trời, có thể thấy hình ảnh vũ Sư rực rỡ đủ loại, âm thanh vang dội tạo ra bầu không khí sôi nổi, người lớn và trẻ em cùng vui vẻ đón xem. Một số doanh nghiệp và gian hàng thỉnh mời vũ Sư tới trợ giúp họ làm ăn thịnh vượng và dư dả trong năm mới, đồng thời trừ tà nghênh tân, mang đến vận may như ý cát tường, sinh ý hưng long.

Chiêng trống rộn ràng, sư tử ra sân. Nó bước về phía trước, nhìn xung quanh, lắc đầu sáng chói, thần thái bay lên. Nam Sư (sư tử miền Nam) còn được gọi là Tỉnh Sư. Đầu sư màu sắc diễm lệ, có một sừng, trước trán có tấm gương, mi mắt, miệng và tai đều có thể động đậy. Hình ảnh ngày mồng 1 năm 2014, Tỉnh Sư trước Văn phòng công cộng Liên Thành. (Ảnh: Đới Binh / EpochTimes)

Khu phố Tàu ở New York có hơn trăm nhà, nhà nào cũng mở tiệc, ăn mừng từ trước tiết lập Xuân cho đến lập Hạ, mỗi năm đều ăn một trăm ngày, vì vậy mà hoạt động vũ Sư cũng kéo dài liên miên không dứt. Người Quảng Đông có câu tục ngữ: “Hữu tâm bất phạ trì, thập ngũ đô thị bái niên thì” (Có tâm thì không sợ trễ, tới mười lăm vẫn còn có thể chúc Tết), Kiều xã New York thì nói: “Hữu tâm bất phạ trì, thập nguyệt đô thị bái niên thì” (Có tâm thì không sợ trễ, tháng mười trở đi là có thể chúc Tết), theo ý tứ của ‘thập nguyệt’ so với ‘thập ngũ’ thì thời gian chúc Tết sẽ kéo dài hơn nhiều.

Vũ Sư sôi động mừng năm mới
Trong những dịp lễ hội hay khai trương cửa hàng ở khu phố Tàu, người Hoa thích biểu diễn vũ Sư để ăn mừng. Hình ảnh vũ Sư biểu diễn trước cửa hàng thương nhân năm 2014, trong miệng Tỉnh Sư phun ra câu liễn “Cung Hỉ Phát Tài”, khán giả đồng loạt hoan hô. Bên trong bồn đặt trên ghế đẩu có “thanh”. Để có được nó, bậc thầy múa sư tử sẽ nhảy lên băng ghế để biểu diễn rất nhiều động tác, sau cùng dùng tay vượt qua miệng sư tử để hái “thanh”, đem cuộn liễn hái được mở ra cho quần chúng xem, đồng thời hành lễ đáp tạ. (Ảnh: Thái Dung / EpochTimes)

Bởi vì nhiều doanh nghiệp đóng cửa vào ngày đầu tiên của năm mới, hầu hết các đội múa sư tử sẽ chúc Tết trên đường phố vào thứ bảy đầu tiên sau ngày mùng 1 (Lion Dance Super-Saturday). Bắt đầu từ sáng thứ bảy, 16 đội vũ Sư tập trung tại các điểm chính của khu phố Tàu, Elizabeth Street, Maubilly Street và Penye Street. Họ múa dọc theo đường phố biểu diễn tài nghệ từ 11 giờ sáng đến 5 giờ chiều, thành phố đầy sư tử, rất náo nhiệt.

Vũ Sư sôi động
Ông Trần Gia Linh (phải) và ông Lý Trường Minh (trái) tại bữa tiệc xuân của tổng hội Công thương An Lương New York vào tối ngày 5/2. (Ảnh: Thái Dung / EpochTimes)

Như người ta thường nói: “Ngoại hành khán nhiệt nháo, nội hành khán môn đạo” (ngoài nghề xem náo nhiệt, trong nghề nhìn chiêu pháp). Phóng viên chúng tôi đã phỏng vấn cố vấn của Hiệp hội Hồng Thanh ở New York là ông Trần Gia Linh, và quán trưởng Hồng Thắng ở New York là ông Lý Trường Minh, lắng nghe họ kể câu chuyện về nghề vũ Sư truyền thống ở khu phố Tàu.

Nguồn gốc truyền thống vũ Sư

Ông Trần Gia Linh nói: “Vũ Sư bắt đầu phổ biến từ thời nhà Đường. Trước đây các thương nhân đi con đường tơ lụa đến Ba Tư ở Trung Đông, họ đã thấy múa sư tử và đã mang truyền thống này về nước. Bởi vì ở Trung Quốc không có sư tử, chỉ có hổ”. Vũ Sư Trung Quốc phân ra hai phái nam bắc. Hoa xã Trung Quốc ở New York gần như đều là vũ Nam Sư, còn Bắc Sư thì rất hiếm gặp, chỉ có Pháp Lạp Thịnh (Flushing Chinatown of Queens, New York) mới có một đội vũ Bắc Sư.

Vũ Sư sôi động ở khu phố tàu
Nam Sư biểu hiện ra dũng khí và hùng uy của sư tử, trình diễn từng bước một đến ‘thải thanh’ là kết thúc, biểu hiện ý nghĩa mỗi năm được bội thu, từng bước thăng tiến và bài trừ vạn nan. Ảnh trên cho thấy sau khi các thương nhân khu phố Tàu trải qua thảm họa Sandy năm 2012, họ đã cùng nhau tổ chức một lễ hội quy mô lớn có tên là “Nhất nguyên phục thủy, chấn hưng hoa phụ” (một khối làm lại, chấn hưng phố Tàu). Trong ảnh là màn biểu diễn Tỉnh Sư ‘thải thanh’. (Ảnh: Thái Dung / EpochTimes)

“Sư tử phương bắc rất dễ nhận ra. Sư tử có đầu to, lông dài và lỗ tai rất dài, bạn sẽ không thấy được người (người múa sư tử khoác một chiếc chăn sư tử toàn thân, bọc rất kỹ). Có một quả cầu để sư tử chơi, khi biểu diễn có chút ngẫu hứng, nhưng thực sự rất thú vị. Song Nam Sư thường thuộc phái này, phái nọ, là những người luyện tập võ thuật, công phu cũng không sai biệt lắm. Sư phụ sẽ dạy bạn múa đầu sư bởi vì đầu sư đại biểu cho võ quán, nếu bạn đứng không vững để đầu sư tử chạm đất, võ quán sẽ bị mất mặt, có thể phải dẹp bỏ bảng hiệu, vậy sau này có thể làm gì?”.

Ông Lý Trường Minh cho biết, vũ Sư phổ biến rộng rãi có liên quan đến hoàng đế Đại Đường: “Theo truyền thuyết, trong giấc mơ hoàng đế nhà Đường đã nhìn thấy một con thụy thú (thú lành), có sừng và đôi tai to, ông thức dậy cảm thấy thái bình và cát tường. Hoàng đế thường mơ thấy thụy thú hàng năm, vì vậy, vũ Sư đã mô phỏng theo thụy thú mà chuẩn bị làm tiết mục cho các lễ hội và đón mừng năm mới”.

Lưu phái Nam Sư với nhiều sư tử có đặc tính riêng

Theo ông Lý Trường Minh, Phật Sơn là miền đất trọng yếu của võ thuật Nam phái với rất nhiều môn võ nổi tiếng trong quá khứ. Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Lý Tiểu Long đều bước ra từ Phật Sơn, đó là lý do vì sao nơi đây được mệnh danh là ‘quê hương của võ thuật’. Ông nói: “Võ thuật đã thịnh hành ở Phật Sơn 500 năm trước. Có rất nhiều phái như Hồng môn, Chu gia, Đường lang, Thái Lý Phật… Mỗi năm, các phái này đều gửi đội vũ Sư đi chào mừng năm mới, vì vậy rất nhiều đội vũ Sư ra đời”.

“Vũ Sư được chia thành Nam Sư và Bắc Sư, nhưng Nam Sư lại được chia thành Khách Gia Sư, Đài Loan Sư, Khai Khẩu Sư, Bế Khẩu Sư, riêng tại Quảng Đông còn được phân thành Hạc Sơn Sư và Phật Sơn Sư. Phật Sơn Sư tương đối ‘ác’ một chút, bộ pháp khá uy thế, trong khi Hạc Sơn Sư lại tương đối nhu hòa, cái mỏ phẳng nhô ra như mỏ vịt nên còn được gọi là Áp Chủy Sư (sư tử mỏ vịt)”.

Vũ Sư sôi động đậm đà không khí năm mới
Nam Sư ngoài hình dáng khác nhau thì cũng có những tính cách khác nhau. Đa số là màu đỏ, phối với hoa văn màu đen, lông mày đen và râu đen. Cơ thể của con sư tử được làm bằng vải thổ cẩm màu đỏ và đen, người ta gọi là “Quan Công Sư” (ở giữa ảnh). Dáng múa dũng mãnh và hùng vĩ, khí khái phi phàm, mặt khác còn thâm trầm cương kiện. “Lưu Bị Sư” thì rất uy nghiêm, hình tượng và động tác cường hãn dũng mãnh là “Trương Phi Sư”, cùng với “Triệu Vân Sư” màu vàng với sọc hổ đen, lông mày đen và râu đen. Bức ảnh cho thấy năm Tỉnh Sư “Lưu – Quan – Trương – Triệu” tại bữa tiệc mùa xuân của Văn phòng Long Cương ở New York, 2013. (Ảnh: Thái Dung / EpochTimes)

Ông Lý Trường Minh nói tiếp: “Nam Sư (theo màu sắc và tạo hình) được phân ra thành Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung, v.v. Tính cách cũng khác nhau. Trương Phi là người thế nào? Trương Phi khi ngủ cũng không nháy mắt, mở mắt mà ngủ, cho nên người múa sư tử phải thể hiện tính cách và biểu cảm của nhân vật này. Râu của Trương Phi tương đối ngắn, mặt xanh, nanh, sừng cong, râu ngắn, ngủ không chớp mắt, quần áo sư tử toàn màu đen hoặc kèm một chút màu xanh lá cây, do đó lấy Hắc Sư làm đại diện”. Lưu Bị thì râu dài, chủ yếu là sư tử mặt vàng và râu trắng, Quan Công trời sinh mặt đỏ, nên lấy sư tử mặt đỏ râu đen làm đại diện.

Ông Trần Gia Linh cho biết, cách đây 30-40 năm, những con sư tử ở khu phố Tàu không hỗn tạp như bây giờ. Sư tử được sử dụng trong vũ Sư truyền thống cũng rất cân đối, sư tử nhỏ màu đỏ là đại biểu cho trung nghĩa dũng mãnh, tạo hình nổi bật nhất là chòm râu cứng, bên dưới đâm ra một hàng giống như cây chổi. Việt ngữ (*) gọi là ‘thiết giác nha sát tu’, trước đây, người trẻ tuổi thường thích múa sư tử loại này để thể hiện sự uy vũ.

vũ sư múa sư tử bảy màu
Đây là sư tử bảy màu với râu trắng trước đây, ngày nay rất hiếm thấy. (Ảnh do Trần Gia Linh cung cấp)

Sư tử với bộ râu trắng và bảy màu tượng trưng cho “Nhân, Đức, Thụy, Tường”. Thân sư tử được phối vải gấm 7 màu, râu sừng dài, mềm mại, trang sức bằng bông vải, tướng mạo tường hòa, nhưng bây giờ rất ít thấy. Vài năm gần đây do trào lưu “vũ Sư so đấu” thịnh hành nên có các loại màu sắc như: kim (màu vàng kim), ngân (màu bạc), hồng (màu đỏ), hoàng (màu vàng), hắc (màu đen), lam (màu xanh da trời), lục (màu xanh lá cây), tử (màu tím), còn có sư tử màu hồng phấn giáp rực rỡ. Ông Trần Gia Linh cho biết, có người mong muốn màu sắc của sư tử phải phục hồi lại như thuở đầu, hiện tại người ta đều không dám đụng vào, cảm thấy giống như nữ (vũ) Sư vậy.

Thực tế có rất nhiều quy tắc cho vũ Sư

Vũ Sư là bộ môn nghệ thuật toàn diện kết hợp với võ thuật, trận pháp và chiêng trống. Ông Trần Gia Linh nói: “Vũ Sư thực sự có rất nhiều quy tắc. Vào những năm võ quán thịnh hành, chủ nhân sẽ lập một trận ở đó, bạn phải có phương pháp để phá trận, cần phải theo phương pháp mà phá, không thể là người nhà ‘bãi thanh’ (bên lập trận), thì bạn tùy tiện múa một chút rồi cầm hồng bao đi liền. Phương pháp phá trận này khi đi vào trong đều giống nhau, đây là truyền thống”. Ông cũng cho rằng các phương pháp múa khác nhau là do địa khu khác nhau, đặc điểm luyện quyền của sư phụ môn phái khác nhau mà có sai biệt, sau này đại lục chuẩn hóa võ thuật mới đã làm mất đi đặc điểm của môn phái.

“Nhưng bây giờ các quy tắc không còn nghiêm ngặt. Bây giờ vũ Sư là vũ Sư, không có công phu. Trước đây nếu bạn chỉ luyện võ tám đến mười năm, sư phụ sẽ không cho phép bạn chạm vào đầu Sư”. Ông Trần Gia Linh kể rằng, trước kia trên đường phố ông từng gặp một vài sinh viên đại học khoác chiếc áo sư tử, họ bước vào một doanh nghiệp, nói là thành viên trong đội chiêng trống của một đoàn vũ Sư vừa rời đi không xa, nhưng mục đích là tìm kiếm thương gia đòi hồng bao. Đây là hành vi không thể chấp nhận được.

Tinh túy của vũ Sư truyền thống: Bày trận (bãi thanh), phá trận (thải thanh)

Ông Trần Gia Linh kể rằng, thời trẻ ông từng đến Philadelphia để biểu diễn vũ Sư. Nghệ nhân vũ Sư địa phương sẽ bày tại nhà một trận thế, trước đây trận thế rất đa dạng phong phú (có câu: “Văn trận tam thập lục, vũ trận thất thập nhị” – 36 trận văn, 72 trận võ). Lần ấy đội vũ Sư của ông gặp một đội hình mà họ chưa từng thấy trước đó và phải gọi điện thoại về New York cầu cứu sư phụ giúp đỡ.

“Ở ngôi nhà đó, tôi thấy anh ta dựng cây cầu bằng tấm ván, ở đó có một cái bục nhỏ có một cái nồi, cái nồi chứa đầy nước bên trong và đặt một con cá sống vào nồi… Vừa nhìn tôi trợn tròn mắt! Sư phụ tôi là võ sư với kinh nghiệm phong phú đã điện thoại chỉ điểm tôi một phen: Sư tử trước tiên múa ở bên ngoài, sau đó đi lên cầu, giống như bộ dạng con mèo sẽ ăn cá, cẩn thận bước lên cầu, nhìn nhìn ở đây rồi ngó ngó ở kia, sau đó múa một hồi, rồi băng qua cây cầu và nhìn xuống nước. Nhưng trước tiên bạn phải uống nước. Cần chuẩn bị một chiếc khăn trong đầu sư tử và hút nước bằng khăn trước khi bắt cá, nếu không thì cá bơi trong đó, làm sao bắt được cá?”.

khu phố Tàu Manhattan tổ chức sự kiện năm mới
Vào tháng 8/2010, Văn phòng thứ năm của khu phố Tàu Manhattan đã tổ chức sự kiện ‘Đêm chống tội phạm quốc gia’ tại Công viên Columbus. Đội Tỉnh Sư khu phố Tàu đã phá trận cá sống, biểu diễn sinh động truyền thần, nhận được sự tán thưởng của mọi người. Ảnh trên là phần cuối, sư tử đem tặng một con cá sống cho khách, chúc họ ‘Niên niên hữu dư’ (năm mới dư dả). (Ảnh: Thái Dung / EpochTimes)

Sau cùng mang con cá dâng tặng cho chủ nhân gia, chúc họ ‘niên niên hữu dư’, phá trận thành công mới có thể có được hồng bao. Ông Trần Gia Linh nói, mỗi một trận thế cần phải biểu hiện tình tiết câu chuyện và tâm lý của sư tử: lên cầu, quá trình ăn cá có động – tĩnh – kinh – nghi, cho đến khi ăn no là hỉ – lạc và các loại trạng thái khác nữa, phải mất ít nhất nửa giờ đến 45 phút để hoàn tất. Ngày đó, tất cả các cụ bà trong nhà đều thiết lập các trận đồ khác nhau, trận trận lớp lớp đều theo sát.

“Bên này muốn 1 giờ phá trận, bên kia muốn nửa giờ, ở một chỗ mất nửa giờ, rồi hơn nửa giờ cũng chưa đi hết nửa đường. Chúng tôi nghĩ sẽ về nhà sau nửa giờ, kết quả múa mất 6 giờ, bởi vì người ta lập thế nào, bạn chỉ có thể phá như thế ấy”.

Tuy nhiên, độ dài của bài múa cũng tỷ lệ thuận với số lượng hồng bao. “Bạn không có 1.000 đồng, ai sẽ múa lâu cho bạn như thế? Vì vậy, trước tiên hãy hỏi hồng bao là bao nhiêu, nếu chỉ có 10 đồng, 20 đồng, thì không thể bắt thang, phá trận, tốn phí nhiều thời gian”. Ông Trần Gia Linh cho biết, rất ít người lập trận thế này, ngày nay cả tình tiết và yêu cầu về công phu đều rất đơn giản.

Vũ Sư thanh trận, văn hóa nội hàm bao la

“Tôi đã tiếp xúc vũ Sư từ năm 4-5 tuổi và tôi đã múa ở khu phố Tàu 20 năm kể từ khi đến Hoa Kỳ”. Ông Lý Trường Minh là người chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian từ khi còn nhỏ, cũng hoài niệm về vũ Sư thanh trận truyền thống. Ông kể rằng trước đây tại Phật Sơn, các lão sư phụ đều thích lập trận, các chủng các dạng nhiều vô số, chẳng hạn như “Thất tinh bạn nguyệt”, “Túy bát tiên”, “Bát quái trận”, “Ngũ hành trận”, “Lý ngư thanh”, “Khương thái công điếu ngư”, v.v.

“Toàn bộ là văn hóa truyền thống. ‘Thải thanh’ là có bộ pháp, có nhập vị và xuất vị, nếu không hiểu, mọi người sẽ đuổi bạn ra. Ví dụ, bát quái trận có tám cửa, có sanh môn, tử môn, thiên môn, địa môn, cho nên cần phải phân biệt… Phá trận là học vấn”.

“Còn có Độc xà lan lộ, Xà thanh, Bàn thanh, Giải thanh, v.v. Rắn là rắn thật, cua là cua thật. Đặt một cái bình, cho con rắn vào đó. Sư tử muốn đem rắn ra… đương nhiên lúc đó không có kỹ năng thì không thể làm, rất nguy hiểm”.

vũ sư ở khu phố Tàu
‘Thanh’ trong từ ‘thải thanh’ ý chỉ treo một bó rau để khởi đầu, chủ nhân sẽ đem xà lách cùng với hồng bao treo lên chỗ cao để bắt đầu, sư tử sẽ ở trước ‘thanh’ mà múa vòng vo, biểu hiện do dự rồi mới nhảy lên, cắn bó cải xanh một cái, đem cải xanh cắn nát rồi nhổ xuống đất gọi là ‘thổ thanh’, ‘thanh’ nhổ ra ném hướng về người chủ sự, tỏ vẻ cát lợi. Ảnh trên cho thấy con sư tử biểu diễn ‘thải thanh’ trong nghi thức mừng xuân của tổng hội Công thương Sư Công năm 2014. (Ảnh: Thái Dung / EpochTimes)

Nếu như bày trận và phá trận thực tế là chỉ ‘bãi thanh’ và ‘thải thanh’, vậy sao gọi là ‘thanh’? Lý Trường Minh nói, hiện tại người ta thường gọi là ‘thải thanh’, ý tứ trước đây là ‘phản Thanh phục Minh’, bởi vì rau xà lách màu xanh, đại biểu cho Thanh triều, ý của nó là đem Thanh triều hái xuống ăn hết, khiến cho diệt vong. Nhưng hiện nay đã thay đổi, đã sửa ‘thải thanh’ ví von thành ‘sanh tài’ (sinh lợi), ‘thải thanh’ giờ đây tượng trưng cho sanh ý hưng long. Vì vậy trong năm mới, với việc khai trương cửa hàng, vào nhà mới, v.v. vũ Sư ‘thải thanh’ có thể mang lại một năm thuận cảnh, như ý cát tường.

vũ sư ở khu phố Tàu Manhattan
Con sư tử phải leo lên để hái ‘thanh’ được treo cao lên tầng hai. Ảnh trên cho thấy đội vũ Sư Đường Lang phái Trúc Lâm Tự đang biểu diễn ‘thải thanh’ ở khu phố Tàu vào ngày 8/2/2014. (Ảnh: Thái Dung / EpochTimes)

Sư tử Nam phái chú trọng đến eo lưng rắn chắc

Ông Trần Gia Linh nói, theo truyền thống nam sinh muốn học vũ Sư thì trước tiên phải học đánh quyền, học đánh quyền thì trước tiên phải tập mã bộ (đứng tấn). Võ thuật phải có sư phụ chỉ dạy, trải qua trường kỳ huấn luyện căn bản và đánh quyền, luyện tập binh khí, luyện tập đến công phu thật thành thạo rồi sư phụ mới dạy đến múa Sư.

“Trước đây, chúng tôi phải luyện tập ‘trát mã’ cả năm, nghĩa là tập cước lực, các loại mã bộ cơ bản như Điếu bộ, Kỳ lân bộ, Tam tinh bộ, Tứ bình mã, Điếu mã, Đê đinh mã, Cao đinh mã… ‘Trát mã’ cho đến lúc ‘trát’ không chịu nổi mới thôi, có một số người sau 10 phút đã run rẩy. Vào thời đó, vũ Sư đều là những người của võ quán. Bạn đứng vững hay không vững, người ta nhìn vào bộ cước của bạn là biết ngay”.

Động tác múa của Nam Sư có rất nhiều, người múa qua công phu múa trên cột mà thể hiện giá trị riêng của họ, phối hợp với với động tác đầu sư tử mà biểu diễn hay dở, vì vậy Nam Sư chú trọng hạ thủ công phu ‘trát thật’ và phối hợp rèn luyện thành thục. Nghệ nhân vũ Sư cần phải có võ công cao cường, nếu không sẽ không thể thực hiện một số động tác khó. Ông Trần Gia Linh nói, ngày nay giới trẻ rất ít rèn luyện, không luyện võ thuật chứ đừng nói đến việc khổ luyện ‘trát mã’ trong cả năm. Vì vậy bây giờ hầu hết các vũ Sư không chú trọng đến lưng eo và tinh thần đạo lý, hầu hết họ chỉ là nhảy múa đùa vui một hồi, tạo ra cái náo nhiệt mà thôi.

“Trước đây khu phố Tàu còn nhỏ, chúng tôi rất thích học cái này. Bây giờ học sinh sau giờ học phải học thêm cái này, học thêm cái kia, ngoài việc đọc sách, còn muốn học đàn, làm việc tình nguyện, rất nhiều áp lực. Vì vậy, bây giờ người Trung Quốc ít học công phu, cũng không còn nhiều võ quán vì tiền thuê quá đắt”. Ông Trần Gia Linh cho rằng sự tiếp nối truyền thống vũ Sư có liên quan mật thiết đến sự kế thừa của võ thuật truyền thống.

Vũ Sư – nghệ thuật độc đáo của dân tộc Trung Hoa

“Từ con sư tử này đây, bạn làm thế nào để múa ra được một hình tượng?”. Ông Lý Trường Minh nói, học vũ Sư thì điều cơ bản nhất lúc đầu là “tỉnh sư xuất động”. “Con sư tử thức dậy trong hang, khởi thân, xuất động, nhìn mặt trời, chùn bước. Đây là động tác cơ bản. Sau đó, nó thượng sơn thải thực, sau khi ăn no, nó sẽ ngủ gật… Thực tế, vũ Sư thực sự có cả hình thức và tinh thần”.

khu phố Tàu Manhattan
‘Thải thanh’ có bốn loại chính với các tên riêng: Cao Thanh (như “Nhất trụ kình thiên thanh”), Đê Thanh (như “Lý dược long môn thanh”), Trận thanh (như “Thập bát La Hán trận”) và Mai hoa thung. Tất cả các động tác đều phải trải qua quá trình huấn luyện gian khổ ‘trát thật’. Ví dụ, lên vai thì độ khó ở lúc nhảy lên, đừng sợ ngã về phía trước (ngã thì có thể thử lại), hai người cần phải phối hợp ăn ý với nhau. Ảnh trên là màn trình diễn thung hổ đặc sắc trước Văn phòng Trung Quốc năm Hổ, 2010. Nhịp trống rộn ràng đưa bước Hổ trên mai hoa thung cao 2 mét, nó nhảy lên nhảy xuống như trên đất bằng, giành được một tràng pháo tay. (Ảnh: Thái Dung / EpochTimes)

“Truyền thống võ thuật có trước rồi mới có vũ Sư. Vũ Sư và võ thuật không thể tách rời. Ngày xưa, một đầu sư tử nặng 30 cân. Con sư tử lớn còn nặng hơn. Thực sự cần giảng về ‘yêu mã’ (lưng ngựa), còn cần phải xoay mình, không có công lực thì không thể làm được. Không giống như vũ Sư hiện nay tựa như khiêu vũ, những người trẻ tuổi hiện đại rất sợ vất vả, không có công phu ‘trát thật’, không có ‘mã bộ’ thì làm sao vũ Sư? Chỉ là khiêu vũ!”. Do võ thuật truyền thống đã thất truyền nên cách thưởng thức cũng chịu ảnh hưởng.

“Lần đầu tiên nhìn thấy những vũ đạo giống như sư tử, bạn nghĩ rằng trông thật đẹp. Sau khi nhìn thêm một vài lần bạn lại cảm thấy không còn đẹp nữa, nhảy qua nhảy lại là có ý gì? Nhưng khi bạn xem vũ Sư truyền thống, thì sẽ thấy không giống nhau, bạn thực sự thấy bộ pháp, tẩu pháp của anh ấy thật sinh động. Đây là một loại nghệ thuật, vì vậy mà người nước ngoài nói võ thuật truyền thống là ‘martial art’”.

múa lân sư ở khu phố Tàu Manhattan
Theo phong tục truyền thống, mỗi điệu nhảy sư tử mới cần cử hành nghi thức “điểm tình”. Chủ nhân sẽ mời những vị đức cao vọng trọng làm chủ lễ sẽ dùng mực chu sa vẽ lên mắt sư tử, tượng trưng cấp cho sinh mệnh. Khi người ‘điểm tình’ giơ tay, toàn trường tiếng trống ầm ầm, cồng chiêng vang dội, và cảnh tượng tưng bừng. Ảnh trên tại buổi lễ trước cuộc diễu hành 20 năm ái quốc của Trung Hoa Dân Quốc năm 2010, cử hành nghi thức ‘điểm tình’ vũ Hổ đầy náo nhiệt. Chủ tịch của Trung Hoa công sở ông Ngũ Quyền Thạc, và quản lý văn thư ông Cao Chấn Quần đã ‘điểm tình’ cho lão Hổ, cùng chúc cho người Hoa năm hổ cát tường, hổ hổ sanh phong. (Ảnh: Đới Binh / EpochTimes)

Theo ông Trần Gia Linh, vũ Sư truyền thống “thực sự giống như xem một vở đại hí kịch, có ý tứ vô cùng”. Ông cũng đề cập rằng trong vũ Sư truyền thống, ‘điểm tình’ là nghi thức vô cùng trọng yếu, quan hệ đến thần thái của con sư tử.

Còn theo ông Lý Trường Minh thì 99% đồ đệ của ông hiện là người Hoa, nếu người phương Tây muốn học, họ cũng phải “tích lũy văn hóa truyền thống Trung Quốc từ từ rồi tôi mới dạy anh ta vũ Sư”.

Phối hợp trống nhạc

Ông Lý Trường Minh cho biết trống nhạc là dùng trống, chũm chọe và chiêng hợp thành âm nhạc có tiết tấu. “Nói cho sư tử biết phải làm gì. Khi nó bất động, bạn phải thúc giục nó, nhất định phải động, sau khi nó động, bạn cần phải cho nó biết tĩnh xuống, tĩnh xuống, tĩnh xuống, cho nên trong tiếng trống có nhanh, chậm, lớn, nhỏ, nhiều biến hóa, lại vận dụng phối hợp với chũm chọe, chiêng mà biến hóa đa đoan”.

Các động tác của đầu sư tử, đánh chiêng và chũm chọe đều phải nghe theo lệnh của người đánh trống, vì vậy tay trống là một nhân vật rất có uy tín, bởi vì anh ta có thể thể hiện ra sắc thái, còn người đánh chũm chọe và chiêng sẽ hỗ trợ xung quanh trung tâm.

Giống như “thuyết thoại cổ” (talking drum) ở Châu Phi có chức năng truyền thông điệp giữa các làng, tiết tấu cao thấp của tiếng trống hoàn toàn dựa trên ngôn ngữ, vì vậy người nghe có thể hiểu ngay ý nghĩa của nó. Ông Lý Trường Minh nói rằng bài trống của vũ Sư cũng tương tự như thế, động tác múa sư tử là theo nhạc trống.

Ngoài ra, vũ Sư còn yêu cầu sự phối hợp, là một môn nghệ thuật tổng hợp, mỗi bộ phận cá thể trong đó cũng là nghệ thuật. “Đầu sư tử và đuôi sư tử là solo đơn độc (độc tấu), trống cũng là một solo cá nhân. Chỉ xem biểu diễn của người đánh trống cũng rất là đặc sắc, nhưng tất cả họ đều phải phối hợp, vũ động của sư tử biểu hiện ra cũng mười phần hùng tráng uy mãnh”.

Hùng sư đấu nhau đã thành lịch sử

Vài năm trước, các hoạt động múa lân ở khu phố Tàu cũng bao gồm các màn biểu diễn võ thuật. “Lấy 18 loại binh khí đao thương côn bổng, sắp đặt ra chỉnh tề, mặc võ phục, trang điểm đầy đủ, trước màn vũ Sư là thể hiện một vài công phu. Nhưng ngày nay là chỉ dùng một cây côn để tách đám đông”. Trần Gia Linh nói rằng hiện tại cảnh sát không cho phép mang đao kiếm, thương và các khí giới, bởi vì trước đây là thời kỳ các bang phái thịnh hành, hai tỉnh sư của hai phái hệ khác nhau gặp mặt, sư đầu chạm sư đầu, hợp lại đả đấu với nhau, đao quang kiếm ảnh tùy diễn biến thi đấu bằng đao thật và thương thật, cảnh sát địa phương bèn cử hai vị cảnh sát đi theo mỗi đội tỉnh sư để đối phó lúc xuất hiện đấu võ.

vũ sư ở khu phố Tàu Manhattan
Chen Jialing đã luyện tập Trường Võ thuật Quốc gia Jiangxi Zhulin Mantis từ năm 12-13 tuổi và đã 45 năm kể từ đó. Bức ảnh chụp cảnh Chen Jialing biểu diễn võ thuật trước Múa Sư tử Phố Tàu năm 1973. (Cung cấp bởi Chen Jialing)

Bây giờ, hùng sư tương đấu đã là lịch sử. Nếu hai con sư tử gặp nhau, người ta đồng ý rằng hai con sẽ cố gắng hết sức để giữ cho đầu sư thấp, chớ nên cư xử cao ngang để biểu đạt khiêm cung. Ông Trần Gia Linh nói rằng trước khi múa sư tử kết thúc, đội sư tử Hồng Thanh tại số 22 đường Hồng Môn sẽ “khai bàn” biểu diễn một chút công phu, các võ quán lớn của thành phố sẽ làm điều này. Hiện tại, Trúc Lâm Đường Lang phái là võ quán còn bảo lưu truyền thống này, mỗi khi biểu diễn đều có âm thanh của chiêng trống, vũ đao lộng thương.

khu phố Tàu Manhattan
Vào ngày 8/2/2014, một ngày sau khi kết thúc vũ Sư, võ quán Trúc Lâm Đường Lang phái vẫn biểu diễn theo truyền thống lúc 5 giờ chiều, ở nhiệt độ -6 độ C tại khu phố Tàu, vũ đao lộng thương biểu diễn võ thuật. (Ảnh: Thái Dung / EpochTimes)
vũ sư ở khu phố Tàu
Vào ngày 8/2/2014, một ngày sau khi kết thúc vũ Sư, võ quán Trúc Lâm Đường Lang phái vẫn biểu diễn theo truyền thống lúc 5 giờ chiều, ở nhiệt độ -6 độ C tại khu phố Tàu, vũ đao lộng thương biểu diễn võ thuật. (Ảnh: Thái Dung / EpochTimes)

Những thay đổi lịch sử trong năm mới ở khu phố Tàu

“Trước đây giá thuê rất rẻ, nên sau Tết nhiều thương nhân muốn nghỉ một tuần. Các nhà hàng ở khu phố Tàu thực sự đóng cửa vào cuối năm, khi đó không có ai đi ăn. Không giống như bây giờ giá thuê cao, không ai có khả năng nghỉ đến 7 ngày”. Bí thư Trung Hoa công sở Trần Viêm Minh nói, trong quá khứ người Hoa không có nơi nào để vui chơi ngoài khu Trung Hoa công sở.

Ông Trần Gia Linh cho biết, kể từ khi ông đến New York 40-50 năm trước, khu phố Tàu có truyền thống vũ Sư và ông rất ấn tượng với tuần lễ hoạt động năm mới của Trung Hoa công sở. “Trước đây mừng năm mới, Trung Hoa công sở sẽ đưa ra một kế hoạch. Ví dụ như mùng một là vũ Sư, mùng hai diễn hí kịch, mùng ba biểu diễn ảo thuật, mùng bốn đại diễu hành, đội cổ nhạc trường Hoa ngữ biểu diễn, mùng năm ca xướng. Thế hệ trước thì thưởng thức Việt kịch (*), người trẻ tuổi thì thưởng thức bài hát mới, thi ca hát, còn có đội nhạc nhẹ Light Band, mùng sáu mùng bảy chiếu phim điện ảnh… Trước đây có rất nhiều tiết mục, mỗi ngày đều có tiết mục để thưởng thức, bình thường năm mới lễ hội đều tổ chức rất nhiều hoạt động, du thuyền trên sông mỗi năm một lần”.

Ông Trần Viêm Minh nói, còn có những nhà hát có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ. Có những đoàn hát ở Hồng Kông thường đến biểu diễn ở Nhà hát Tân Thanh. Người Hoa ở khu phố Tàu không hiểu tiếng Anh thì đi xem ở rạp Đường Sơn, thêm nữa là đốt pháo, nên năm mới thời đó vô cùng náo nhiệt.

“Căn cứ theo chương trình của Trung Hoa công sở, tất cả những người sống ở khu đô thị New York đều là thành viên. Phí thành viên hàng năm là 30 đồng. Không cần nộp cho ai, bạn chỉ cần nộp cho công sở mà bạn trực thuộc. Từ những năm 1930 đến nay, mức phí này không tăng một xu, vẫn là 30 đồng, lãi suất ngân hàng thấp và không ai quyên tiền. Mọi người đều nghĩ rằng Trung Hoa công sở có người lãnh đạo và có rất nhiều tiền, căn bản không phải vậy”. Trần Viêm Minh nói, mọi người đều hy vọng có càng nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa và phát triển kinh tế của khu phố Tàu, và ông cũng vậy.

vũ sư ở khu phố Tàu
Đại diễu hành từ ngày 2 đến ngày 27/2/2014, không những có biểu diễn múa trụ cao mà còn xuất hiện đại sư tử siêu cấp (thái sư). Bình thường sẽ do 2 người diễn phối hợp, một người ở phía trước múa đầu Sư, một ở phía sau gánh vác phần đuôi, song trong đại hào sư tử thì có đến bốn người. (Ảnh: Vương Y Lan / EpochTimes)
 khu phố Tàu Manhattan
Đại diễu hành từ ngày 2 đến ngày 27/2/2014, biểu diễn “Nhất trụ kình thiên thanh”, trong miệng sư tử nhả ra ba tấm liễn chúc Phúc: “Mã vận hanh thông”, “Long mã tinh thần” và “Mã đáo thành công”, toàn trường tiếng trống ầm ầm, tiếng chiêng vang dội, pháo nổ rợp trời, một cảnh tượng tưng bừng. (Ảnh: Vương Y Lan / EpochTimes)

Chú thích:
(*) 粵: Việt có nghĩa là nước Việt, đất Việt, cùng nghĩa như chữ Việt (越). Tỉnh Quảng Ðông (廣東), Quảng Tây (廣西) trước kia là đất của Bách Việt (百粵), nên thường gọi hai tỉnh ấy là tỉnh Việt.

Hannah
Thái Dung biên dịch