Home Trung Quốc Vụ soái hạm Moskva khiến Trung Quốc lo cho tàu Liêu Ninh

Vụ soái hạm Moskva khiến Trung Quốc lo cho tàu Liêu Ninh

Tàu sân bay Liêu Ninh

Nghe đọc bài

“Nếu đó là sự thật, đồng nghĩa sức mạnh hải quân được ca tụng của Trung Quốc chẳng qua chỉ là ‘hổ giấy’”, một nguồn tin Trung Quốc nói. 

Hải quân Trung Quốc có thể phải lo lắng sau vụ tuần dương hạm Moskva của Nga bị chìm, vì hai tàu sân bay của họ cũng được thiết kế theo công nghệ cũ của Liên Xô.

Tuần dương hạm Moskva lớp Slava, soái hạm của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga, bị chìm tuần trước là tổn thất về soái hạm đầu tiên của nước này trong chiến sự kể từ sau vụ việc xảy ra với soái hạm Knyaz Suvorov, thuộc Hạm đội Baltic, trong chiến tranh Nga – Nhật.

Kể từ sau Thế chiến II, chỉ có một vụ việc tương tự, khi tuần dương hạm ARA General Belgrano của Hải quân Argentina bị chìm trong chiến tranh Falklands năm 1982 giữa Argentina và Anh.

Kết cục đáng buồn của tuần dương hạm Moskva ở Biển Đen, hiện chưa rõ thương vong của hàng trăm binh sĩ trên tàu

Dù Nga không xác nhận tàu Moskva bị chìm do trúng tên lửa của Ukraine, giới phân tích cho rằng vụ việc tác động tiêu cực đến tâm lý của Hải quân Trung Quốc,Nikkei Asia cho biết.

Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định tuần dương hạm Moskva chìm sau khi trúng hai tên lửa chống hạm Neptune của Ukraine. Nga không thừa nhận điều này.

“Nếu đó là sự thật, đồng nghĩa sức mạnh hải quân được ca tụng của Trung Quốc chẳng qua chỉ là ‘hổ giấy’”, một nguồn tin Trung Quốc nói. Giới phân tích Trung Quốc tỏ ra vì hai tàu sân đang hoạt động của họ có nhiều điểm tương đồng với chiến hạm của Nga.

Thông tin về dự án hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc được khởi động tại nhà máy đóng tàu ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã có từ năm 2005. Nước này mua lại tàu sân bay Varyag chưa hoàn thành của Liên Xô, thuộc sở hữu của Ukraine.

Tàu Varyag được đóng tại nhà máy đóng tàu nổi tiếng Mykolaiv ở miền nam Ukraine. Tuần dương hạm Moskva cũng được đóng mới tại đây.

Sau khi Liên Xô tan rã, tàu sân bay Varyag đang đóng bị bỏ hoang. Ukraine đã bán nó với giá rẻ cho một công ty có liên kết với quân đội Trung Quốc. Con tàu sau đó được cải tạo và nâng cấp thành tàu sân bay Liêu Ninh đang hoạt động trong hải quân Trung Quốc.

Giống như tuần dương hạm Moskva, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được đóng dựa trên công nghệ thập niên 1970-1980. Vỏ tàu dù đã được tân trang lại nhưng độ bền cơ học của nó khó có thể được đảm bảo.

Tuần dương hạm Moskva được cho là bị chìm sau khi trúng hai quả tên lửa, cho thấy lớp giáp của nó dễ bị tổn thương trước vũ khí chống hạm. Đó là điều có thể khiến giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc lo lắng.