Home Biển Đông Việt Nam gia tăng bồi đắp bãi cạn ở Trường Sa

Việt Nam gia tăng bồi đắp bãi cạn ở Trường Sa

Hai chiếc phà chở cát tới bồi đắp bãi Thuyền Chài hồi năm 2022
Nghe đọc bài

Diện tích Việt Nam bồi đắp trong thời gian khoảng 10 năm chỉ được khoảng 540 mẫu trong khi Trung Quốc bồi đắp tới 3,200 mẫu giữa các năm từ 2013 đến 2016.

Việt Nam tăng tốc bồi đắp một số bãi cạn tại quần đảo Trường Sa, trong lúc những căng thẳng về tranh chấp biển đảo vẫn tiếp diễn.

Hình ảnh từ tổ chức cung cấp không ảnh từ vệ tinh Planet Labs cho thấy diện tích nạo vét và bồi đắp ở Trường Sa của Việt Nam đã gia tăng đến bốn lần chỉ từ cuối năm ngoái đến nay. Một trong những vị trí được Việt Nam gấp rút tiến hành bồi đắp là bãi Thuyền Chài.

Cho đến đầu Tháng Mười Một, 2023, “diện tích khu vực được nạo vét và lấp đất ở một thực thể chính và hai thực thể nhỏ hơn tại Trường Sa hiện là gần một km vuông, tương đương 247 mẫu (acres). Con số này vào năm 2022 là 58 acres.” Nguồn tin trên trên nói.

Bãi Thuyền Chài là một bãi san hô, thuộc cụm An Bang, nằm theo trục Đông Bắc-Tây Nam dài khoảng 29.3km, rộng ngang khoảng 3.5km trông gần giống như cái thuyền nên Việt Nam đặt tên là Bãi Thuyền Chài.

Đây là địa điểm tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, Philippines, Malaysia. Tên quốc tế là Barque Canada Reef, Trung Quốc gọi là Bai Jiao (Bách Tiêu), Philippines gọi là Mascardo Reef, Malaysia gọi là Terumbu Perahu.

Cho đến đầu Tháng Mười Một, 2023, “diện tích khu vực được nạo vét và lấp đất ở một thực thể chính và hai thực thể nhỏ hơn tại Trường Sa hiện là gần một km vuông, tương đương 247 acres. Con số này vào năm 2022 là 58 acres.” Nguồn tin trên trên nói.

Bãi Thuyền Chài là một bãi san hô, thuộc cụm An Bang, nằm theo trục Đông Bắc-Tây Nam dài khoảng 29.3km, rộng ngang khoảng 3.5km trông gần giống như cái thuyền nên Việt Nam đặt tên là Bãi Thuyền Chài.

Đây là địa điểm tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, Philippines, Malaysia. Tên quốc tế là Barque Canada Reef, Trung Quốc gọi là Bai Jiao (Bách Tiêu), Philippines gọi là Mascardo Reef, Malaysia gọi là Terumbu Perahu.

Diện tích Việt Nam bồi đắp trong thời gian khoảng 10 năm chỉ được khoảng 540 mẫu trong khi Trung Quốc bồi đắp tới 3,200 mẫu giữa các năm từ 2013 đến 2016. Một phần, CSVN không có những tàu nạo hút cát lòng biển lớn như Trung Quốc để làm quy mô. Phần khác, có lẽ Hà Nội cũng không muốn dư luận quốc tế chĩa mũi dùi vào những gì dễ gây tranh luận và đả kích.

(Theo Người Việt)

Exit mobile version