Vì sao Phạm Nhật Vượng được dư luận viên ‘tôn thờ’ không kém Hồ Chí Minh?

Phạm Nhật Vượng làm giàu nhờ tận dụng quan hệ thân hữu với giới chức lãnh đạo CSVN và tạo dựng uy tín bằng cách lạm dụng khẩu hiệu "tự hào Việt Nam"
Nghe đọc bài

Theo giới quan sát, sở dĩ lực lượng dư luận viên ở Việt Nam bất chấp lý lẽ, ra sức tán tụng và bảo vệ “thần tượng” Phạm Nhật Vượng vì tỷ phú “tư bản đỏ” đã xây dựng hình ảnh cá nhân gắn liền với khẩu hiệu “tự hào Việt Nam”, giúp “bò đỏ” thêm ảo tưởng và tự sướng về “vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”. 

Bên dưới một bài đăng về Phạm Nhật Vượng trên Facebook Đất Việt, hiện đang có hàng trăm lượt dư luận viên lên tiếng bảo vệ thanh danh của vị tỷ phú được cho là đang bị cấm xuất cảnh trước khi “vào lò ông Trọng”.

Cùng thời điểm, trên nhiều diễn đàn, dư luận viên cũng lập luận rằng ông Vượng không có lý do gì mà bỏ của chạy lấy người vì là “ông trùm của các ông trùm” ở Việt Nam.

Ông Dương Quốc Chính, nhà quan sát ở Hà Nội, bình luận: “Đế chế Vingroup y hệt chế độ độc tài. Anh Vượng có thể lẳng lặng sửa sai chứ tuyệt đối không bao giờ nhận sai, ít ra là trên truyền thông. Ví dụ như việc thiết kế căn hộ bị lỗi, phòng ngủ tịt… Họ lẳng lặng sửa ở các dự án tiếp theo nhưng vẫn cố gắng bịt hết các thông tin chỉ ra những sai lầm trong thiết kế cũ, kể cả xóa đi nhưng bài viết đã rất cũ, của những tạp chí chuyên ngành có uy tín.

Nhiều người chọn sản phẩm của Vingroup bởi vì “không thấy sản phẩm tốt hơn” trong cùng phân khúc. Cũng giống như nhiều người chấp nhận chế độ hiện tại, với lý do là “không thấy tổ chức đối lập nào tốt hơn”! Đấy là lý do độc tài, toàn trị có thể tồn tại.

Phạm Nhật Vượng được coi là doanh nhân quyền uy ngang hàng với thủ tướng CSVN

Một trong những cách để “không có đối lập tốt hơn” chính là việc kiểm soát truyền thông, dựa vào điểm yếu của chế độ là không có tự do ngôn luận. Khi thông tin bị kiểm soát thì người dân chỉ thấy mặt tốt của doanh nghiệp và chế độ.

Dựa vào khả năng kiểm soát truyền thông, người ta có thể biến cái xấu thành không xấu mấy, hoặc là tốt. Ví dụ, cải cách ruộng đất là một sai lầm hiển nhiên, nhưng Tuyên giáo vẫn có thể tuyên truyền là cải cách ruộng đất khiến người nông dân phấn khởi lao động sản xuất do có ruộng đất và tin tưởng hỗ trợ tích cực cho Việt Minh, dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ. Tuy có một số sai lầm trong quá trình thực hiện, nhưng đảng đã có những sửa sai kịp thời, lãnh đạo đảng đã từ chức…

Thế là dân vẫn một mực tin vào sự lãnh đạo tài tình của đảng.

Tương tự, khi xe Fadil bị lỗi, Vinfast đã kịp thời sửa sai. Xe chỉ bị một số lỗi “rất nhẹ”, nhưng hãng nhanh chóng, kịp thời sửa chữa, bổ sung phụ kiện cho khách. Điều đó thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của hãng xe.

Nếu chỉ là lỗi rất nhẹ thì tại sao lại phải xóa sạch các bài viết về lỗi này trên Facebook?

Sống dưới chế độ độc tài cũng như làm khách hàng của một đế chế độc tài, cuộc sống hay sản phẩm, dịch vụ mà bạn thụ hưởng hoàn toàn phụ thuộc vào đế chế. Nếu độc tài tốt thì bạn được hưởng, nếu họ không tử tế, thì bạn phải câm nín mà chịu. Vì nếu bạn mở mồm ra phản ứng, có thể bạn phải gặp công an.

Nhưng mọi người cần phải nhớ câu nói của Lord Acton: “Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối”. Điều này hoàn toàn đúng từ quy mô thể chế cho đến “đế chế” doanh nghiệp.”

Vợ chồng Phạm Nhật Vượng tại lễ trao giải VinFuture ở Hà Nội

Kích động tinh thần dân tộc

Ông Dương Quốc Chính lý giải: “Một cách để chế độ độc tài khuếch trương thanh thế là kích động tinh thần dân tộc và gắn chặt, đánh đồng chế độ với dân tộc và quốc gia. Khi người dân đã được kích động thì người ta sãn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân vì quyền lợi dân tộc, quốc gia là thứ rất mơ hồ.

Đế chế doanh nghiệp độc tài cũng có bài y như vậy, họ cũng kích động tinh thần dân tộc và gắn chặt đế chế với dân tộc, quốc gia. Yêu đế chế tức là yêu nước, có tinh thần dân tộc. Chửi đế chế tức là “phản động”, là “tự nhục”!

Khách hàng của Vingroup, Vinfast, Vinhomes, phần nhiều là dân Bắc, kể cả với các sản phẩm bán ra ở miền Nam, như Vinhomes Central Park…thì 90% khách hàng cũng là gốc Bắc. Dễ hiểu, bởi vì dân Bắc vốn quen và dễ chấp nhận chế độ độc tài.

Chính vì sự gắn bó keo sơn như vậy, nên doanh nghiệp độc tài, tư bản thân hữu sẽ trường tồn cùng chế độ. Cả hai phải dựa vào nhau để sống và phát triển. Doanh nghiệp phát triển sẽ tô hồng cho chế độ. Đổi lại, chế độ sẽ ban phát cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.

Doanh nghiệp tô son, trát phấn cho sự phát triển của đất nước, nhưng đó chỉ là bề nổi. Giống như khách du lịch chỉ đến Thượng Hải, Thâm Quyến, Bắc Kinh…rồi rút ra kết luận là TQ đã ngang bằng với Mỹ rồi. Một số anh em bò đỏ, dư luận viên cũng đưa ra một số góc ảnh chụp nhà cao tầng rồi kết luận TP.HCM “đâu kém gì Singapore”!

Chừng nào khách hàng còn si mê doanh nghiệp độc tài thì chừng đó chế độ độc tài còn bền vững vì hai thực thể này sống cộng sinh với nhau.”

Định Tường

Bài liên quan

Phạm Nhật Vượng đã chuẩn bị ‘cao chạy xa bay’ thế nào?

Bộ Công an bác tin Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh nhưng dân tin là có thật

Vì sao Phạm Nhật Vượng cuối cùng phải tháo chạy?