Tường tận khẩu súng mang tính cách mạng trong chế tạo vũ khí bộ binh

Nghe đọc bài

Người Anh nổi tiếng về tính bảo thủ, khi Liên Xô sử dụng các phiên bản cải tiến của khẩu súng trường tiến công AK-47, và đồng minh Mỹ thì trang bị toàn bộ bằng M16-A1 dùng đạn 5,56 mm, thì Quân đội Anh vẫn dùng khẩu L1A1 sử dụng đạn cỡ 7,62×51, với hộp tiếp đạn 20 viên; tính năng kém hẳn so với súng của Liên Xô và Mỹ. Ảnh: Súng trường tiến công L1A1 của Anh. Nguồn: Wikipedia.

Tuong tan khau sung mang tinh cach mang trong che tao vu khi bo binh-Hinh-2Việc thay đổi vũ khí cầm tay cho quân đội Anh trở lên cấp thiết; năm 1969, nhà máy Enfield đã phát triển một loại súng trường tiến công mới với hình dáng hoàn toàn mới theo hình dáng kiểu “bullpup” (cái tẩu), nhưng dựa theo nguyên lý hoạt động của khẩu AR-18 của Mỹ, với tên gọi L85A1 (hay còn gọi là SA-80) và được chấp nhận đưa vào biên chế trong Quân đội Anh năm 1985. Ảnh: Khẩu súng L85A1 có gắn ống ngắm Susat. Nguồn: Wikipedia.

Tuong tan khau sung mang tinh cach mang trong che tao vu khi bo binh-Hinh-3Việc đưa khẩu L85A1 vào trang bị là một bước ngoặt trong lịch sử chế tạo vũ khí bộ binh, bởi những khẩu súng trường tiến công trước kia không phù hợp với các lực lượng đặc biệt, bộ binh cơ giới, đổ bộ đường không, thủy quân lục chiến… vì súng quá dài, gây vướng víu; nếu sử dụng các loại súng tiểu liên như UZI thì sức xuyên kém, tầm bắn hạn chế… Ảnh: Khẩu L85A1. Nguồn: Wikipedia.

Tuong tan khau sung mang tinh cach mang trong che tao vu khi bo binh-Hinh-4Súng trường tấn công L85A1 mang tính cách mạng ở chỗ, toàn bộ khóa nòng, lẫy hất vỏ đạn, hộp tiếp đạn đều nằm phía sau cò súng; với cấu tạo độc đáo như vậy, L85A1 có chiều dài chỉ bằng khẩu tiểu liên, nhưng có hiệu suất của một khẩu súng trường tiến công. Ảnh: Khẩu L85A1. Nguồn: Wikipedia.

Tuong tan khau sung mang tinh cach mang trong che tao vu khi bo binh-Hinh-5Khẩu L85A1 hoạt động theo nguyên tắc trích khí piston ngắn, khóa nòng xoay và được gắn trong bệ khóa nòng, nguyên tắc hoạt động dựa trên súng trường AR-18 Armalite của Mỹ. Ảnh: Khẩu L85A1. Nguồn: Wikipedia.

Tuong tan khau sung mang tinh cach mang trong che tao vu khi bo binh-Hinh-6L85A1 có thể điều chỉnh hệ thống trích khí để sử dụng ở chế độ bắn bình thường và khi phóng lựu. Súng có thể sử dụng cả hệ thống ngắm cơ khí và kính ngắm ban đêm với bộ số 4x; ngoài dây đeo, súng còn có cả tay xách. Ảnh: Khẩu L85A1. Nguồn: Wikipedia.

Tuong tan khau sung mang tinh cach mang trong che tao vu khi bo binh-Hinh-7Súng có tay kéo khóa nòng nằm phía bên phải; buồng đạn, khóa nòng và các thiết bị quan trọng khác được làm bằng thép đặc biệt. Ốp lót tay phía trước làm bằng vật liệu tổng hợp, súng có thể gắn súng phóng lựu 40mm bằng cách sử dụng một thiết bị gắn đặc biệt do Đức sản xuất, ngoài ra súng còn trang bị lưỡi lê cho cận chiến. Ảnh: Một lính Anh đang huấn luyện với khẩu L85A1. Nguồn: Wikipedia.

Tuong tan khau sung mang tinh cach mang trong che tao vu khi bo binh-Hinh-8

Với cấu tạo kiểu bullpup, nên giúp L85A1 giảm chiều dài tổng thể, chỉ còn 785 mm, trong khi vẫn giữ nguyên được chiều dài nòng súng (518 mm); rất thuận tiện khi chiến đấu trong môi trường đô thị hoặc khi bắn từ trong xe chiến đấu bộ binh. Đây cũng là mẫu súng có tầm bắn và độ chính xác rất cao, điều này có được là nhờ sự kết hợp giữa nòng súng dài và sử dụng nguyên lý trích khí ngắn. Ảnh: Khẩu L85A1. Nguồn: Wikipedia.

Tuong tan khau sung mang tinh cach mang trong che tao vu khi bo binh-Hinh-9

Mặc dù L85A1 là một mẫu súng trường bullpup có thiết kế rất hiện đại, nhưng cấu tạo súng rất phức tạp và độ tin cậy không cao. Lỗi nặng nhất của L85A1 là thường xuyên bị kẹt đạn, do hệ thống chuyển động không được bôi trơn kịp thời. Tuy nhiên, việc bôi trơn thường xuyên các bộ phận chuyển động lại khiến cho súng dễ bị dính bụi hơn. Ảnh: Binh lính Anh đang huấn luyện với khẩu L85A1. Nguồn: Wikipedia.

Tuong tan khau sung mang tinh cach mang trong che tao vu khi bo binh-Hinh-10Ngoài ra, mẫu súng kiểu bullpup cũng rất bất tiện cho những người thuận tay trái, vì cấu tạo bệ khóa nòng và lẫy hất vỏ đạn nằm sau cò súng, nên tay kéo khóa nòng bắt buộc phải nằm phía bên phải, bắt buộc người bắn phải tập bắn tay phải; nếu không khi sử dụng bằng tay trái, sẽ rất nguy hiểm khi vỏ đạn văng ra khi bắn và bất tiện khi lên đạn; trọng lượng của súng cũng khá nặng, nên người sử dụng khá mỏi tay khi dùng. Ảnh: Một lính Anh dùng tay trái lên đạn khẩu L85A1. Nguồn: Wikipedia.

Tuong tan khau sung mang tinh cach mang trong che tao vu khi bo binh-Hinh-11Khẩu L85A1 được đánh giá cao về độ chính xác, nhưng lỗi kỹ thuật là nghiêm trọng, dẫn đến Anh phải mở gói thầu quốc tế để sửa lỗi; năm 1998, hãng sản xuất vũ khí Heckler và Koch của Đức đã nhận được hợp đồng sửa đổi khẩu L85A1 thành một phiên bản mới với tên gọi L85A2, kết hợp thêm những thay đổi để tăng độ tin cậy. Ảnh: Khẩu L85A2. Nguồn: Wikipedia.

Tuong tan khau sung mang tinh cach mang trong che tao vu khi bo binh-Hinh-12Năm 2016, Quân đội Anh bắt đầu chuyển đổi L85A2 lên phiên bản L85A3; những nâng cấp là làm mới ốp lót tay mới có các rãnh Picatinny để lắp thêm các phụ kiện và tương thích với súng phóng lựu AG36 của hãng Heckler và Koch; kính ngắm SUSAT được thay thế bằng kính ngắm Trijicon ACOG 4x hoặc kính ngắm điểm đỏ đơn giản của Elcan Specter. Ảnh: Khẩu L85A3. Nguồn: Wikipedia.

Theo Kiến thức