Tung một lúc 25 tiêm kích F-22, Mỹ tính làm “cuộc săn cuối cùng” nhằm vào J-20 Trung Quốc?

Nghe đọc bài

25 tiêm kích F-22 cơ động tới Ấn Độ – Thái Bình Dương: Thông điệp cực mạnh Mỹ gửi tới Trung Quốc

Mới đây, Quân đội Mỹ đã quyết định triển khai hàng chục tiêm kích tàng hình F-22 Raptor (Chim ăn thịt) tới khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong động thái được cho là nhằm diễn tập đối phó oanh tạc cơ của Trung Quốc và gửi thông điệp mạnh mẽ đến đối thủ tiềm tàng này.

Được biết 25 chiếc F-22 từ căn cứ chung Elmendorf-Richardson ở Alaska sẽ được điều tới các đảo Guam và Tinian, nhằm phục vụ cuộc tập trận không quân mang tên “Pacific Iron 2021”.

Theo Bộ Tư lệnh Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF), những chiếc F-22 nằm trong lực lượng hơn 35 máy bay (với ít nhất 10 chiếc F-15E Strike Eagles, vận tải cơ C-130 J Hercules) và 800 binh sĩ thuộc PACAF và Bộ chỉ huy Tác chiến trên không tham gia tập trận..

Bình luận với CNN, Tướng Ken Wilsbach, tư lệnh PACAF lưu ý: “Chúng tôi chưa bao giờ triển khai cùng lúc nhiều chiếc F-22 như vậy trong khu vực hoạt động của PACAF”.

Tung một lúc 25 tiêm kích F-22, Mỹ tính làm cuộc săn cuối cùng nhằm vào J-20 Trung Quốc? - Ảnh 1.

F-35 Lightning II (trên) và F-22 Raptor (dưới) trong một đợt xuất kích trên biển.

Trong cuộc tập trận nói trên, các phi công được cho là sẽ diễn tập thể hiện các kỹ năng của phi công đa năng, thực hiện các hoạt động mô phỏng tác chiến cũng như các hoạt động Triển khai Chiến đấu Linh hoạt (ACE).

Theo Bộ chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ (US INDOPACOM), ACE là khái niệm tác chiến mới đang được áp dụng tại PACAF để bảo đảm sự linh hoạt, khả năng răn đe và sống sót trong môi trường chiến đấu khốc liệt.

Các hoạt động diễn tập diễn ra ở căn cứ Không quân Anderson ở Guam và Sân bay Quốc tế Tinian trên đảo Tinian, đều thuộc vùng lãnh thổ của Mỹ.

Điểm nhấn của hoạt động là sự hiện diện của 25 tiêm kích F-22, chiếm 20% trong tổng số 125 chiếc thuộc Không quân Mỹ (USAF).

Điều này sẽ khiến Pacific Iron 2021 trở thành phép thử với khả năng huy động lượng lớn tiêm kích tàng hình hiện đại nhất trong biên chế USAF, cũng như khả năng bảo đảm hoạt động cho một trong những chiến đấu cơ khó bảo dưỡng nhất của lực lượng này.

Tung một lúc 25 tiêm kích F-22, Mỹ tính làm cuộc săn cuối cùng nhằm vào J-20 Trung Quốc? - Ảnh 2.

Tiêm kích F-22 tại Căn cứ Không quân Andersen.

Cuộc tập trận lần này cũng là một nỗ lực của USAF nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc xung đột trong tương lai ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Theo các nhà phân tích của The War Zone, Căn cứ Không quân Anderson trên đảo Guam là một căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ và có thể là mục tiêu hàng đầu khi xảy ra xung đột trong khu vực với Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn của tờ Anchorage Daily News, Tướng Dan Leaf, cựu chỉ huy Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nhấn mạnh rằng:

“Những gì tôi muốn nói là Trung Quốc cần chú ý đến thông điệp trong cuộc tập trận này – cho dù nó có dành cho họ hay không – giờ đây họ (Bắc Kinh) không thể sao chép công nghệ này của Mỹ”.

Tướng Dan Leaf cho rằng cuộc tập trận thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực, nhất là trong bối cảnh căng thẳng ở eo biển Đài Loan.

Tung một lúc 25 tiêm kích F-22, Mỹ tính làm cuộc săn cuối cùng nhằm vào J-20 Trung Quốc? - Ảnh 3.

Tiêm kích tàng hình F-22 phóng mồi bẫy nhiệt.

F-22 đối mặt J-20, “ai sẽ thắng ai”?

F-22 là siêu chiến đấu cơ tàng hình, động cơ kép do “gã khổng lồ” hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin phát triển. Nó hiện được coi là nguồn lực quý giá của USAF khi là máy bay chiến đấu tích hợp công nghệ tàng hình mạnh nhất và tiên tiến nhất thế giới.

Do khả năng “tàng hình” trước radar phòng không, F-22 được được đánh giá sẽ là vũ khí Lầu Năm Góc ưu tiên sử dụng đầu tiên trong bất kỳ cuộc xung đột nào, với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.

Với hệ thống radar mảng pha cực mạnh AN/APG-77v1 có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ 1m2 ở khoảng cách 240km – trong tấn công lén lút, phi công F-22 có thể khai hỏa tên lửa AIM-120D có tầm bắn lên tới 180 km để tiêu diệt mục tiêu khi đối thủ còn chưa nhận ra.

Trong các cuộc không chiến, F-22 có thể mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm bắn 120km và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder.

Còn đối với nhiệm vụ không kích, tiêm kích thế hệ 5 có thể triển khai 3 bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg hoặc 3 bom GBU-30 JDAM loại 454 kg cùng một số nhỏ tên lửa không đối không.

Tung một lúc 25 tiêm kích F-22, Mỹ tính làm cuộc săn cuối cùng nhằm vào J-20 Trung Quốc? - Ảnh 4.

Được đưa vào trang bị hơn 15 năm – và ngay cả sau khi F-35 Lightning II ra đời – F-22 Raptor vẫn là một trong những tài sản đắt đỏ của USAF.

Màn “khoe cơ bắp” của những chiếc F-22 diễn ra vào thời điểm khá nhạy cảm khi đối thủ số 1 của nó, tiêm kích tàng hình J-20 đang bị chính Trung Quốc “cấm mua bán”.

Bắc Kinh lâu nay vẫn vỗ ngực tự hào về J-20, chiến đấu cơ tàng hình hai động cơ thế hệ thứ 5 tượng trưng cho thành tựu công nghệ của đất nước và khả năng sánh ngang về công nghệ tiên tiến với phương Tây.

Các nhà phân tích của Trung Quốc cho rằng J-20 ngang ngửa và thậm chí vượt trội hơn về một số mặt so với F-22.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 với Đài truyền hình Phượng Hoàng, Song Zhongping, cựu sĩ quan thuộc Lực lượng pháo binh thứ hai (lực lượng tên lửa), tuyên bố Trung Quốc sẽ không xuất khẩu J-20 vì lo ngại rằng, công nghệ tiêm kích thế hệ 5 của họ “có thể bị sao chép”.

Tuy nhiên lý do Trung Quốc không bán J-20 có thể là vì thực tế là “có bán cũng không ai mua”.

Tung một lúc 25 tiêm kích F-22, Mỹ tính làm cuộc săn cuối cùng nhằm vào J-20 Trung Quốc? - Ảnh 5.

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.

Bắc Kinh có thể có một số cải tiến đáng kể trong công nghệ máy bay chiến đấu, tuy nhiên, họ vẫn đứng xa sau Mỹ, châu Âu và Nga.

Một số nguồn tin cho biết rằng J-20 sử dụng một số lượng lớn công nghệ của Nga và Bắc Kinh khó có thể bán cho nước khác nếu không có sự đồng ý của Moscow – ít nhất là trên lý thuyết.

Việc Trung Quốc phát triển vũ khí dựa vào công nghệ Nga cũng khiến quân đội các nước cân nhắc giữa việc mua vũ khí do họ sản xuất hay mua trực tiếp từ Nga.

Và các nước cũng đặt ra câu hỏi là vì sao dù tuyên bố rằng các chiến đấu cơ của họ ngang bằng với F-22 và F-35, Bắc Kinh vẫn đặt mua tiêm kích Su-35 từ Nga vào tháng 11/2015 theo hợp đồng trị giá 2 tỷ USD.

Công nghệ vũ khí vượt trội hơn Mỹ theo như tuyên bố của Trung Quốc cuối cùng vẫn chỉ là “điều mơ tưởng”. Và trong cuộc đối đầu giả định với F-22, J-20 nhiều khả năng sẽ bị thua thiệt.

Tung một lúc 25 tiêm kích F-22, Mỹ tính làm cuộc săn cuối cùng nhằm vào J-20 Trung Quốc? - Ảnh 7.

Một đồ họa dựa theo dữ liệu của Aviation Week và Lockheed Martin cho thấy J-20 sử dụng động cơ AL-31F của Nga, mang theo lượng nhiên liệu lớn hơn nhưng thua kém về tốc độ so với F-22.

“Cuộc săn cuối cùng”?

Cuộc tập trận Pacific Iron 2021 diễn ra vào thời điểm Lầu Năm Góc đang tìm cách thay thế F-22 bằng máy bay thế hệ mới trong khuôn khổ chương trình Thống lĩnh trên không thế hệ tiếp theo (NGAD).

Năm ngoái, Popular Mechanics đưa tin Không quân Mỹ (USAF) đã “bí mật thiết kế, chế tạo và thử nghiệm nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 6” trong chương trình NGAD của họ.

Những thách thức đang nổi lên ở Ấn Độ – Thái Bình Dương là nguyên nhân thúc đẩy USAF tăng tốc chương trình NGAD bởi nó đòi hỏi Mỹ phải có thêm khả năng tác chiến trên không và trên biển.

Hiện tại, các chiến đấu cơ của Mỹ phải dùng đến phương pháp tiếp nhiên liệu trên không, vừa tốn kém vừa đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ.

Và các chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 dự kiến ​​sẽ có “khung thân và cánh lớn hơn” giúp khoang chứa vũ khí và thùng chứa nhiên liệu lớn hơn.

Tung một lúc 25 tiêm kích F-22, Mỹ tính làm cuộc săn cuối cùng nhằm vào J-20 Trung Quốc? - Ảnh 9.

Một đồ họa của Popular Mechanic trình bày ý tưởng về tiêm kích thế hệ 6 trong chương trình NGAD.

Nguồn Tin nóng