Trung Quốc bỏ đào tạo phi công quân sự theo kiểu ‘bảo mẫu’ để bắt kịp phi công Mỹ

Bộ chỉ huy huấn luyện của Không quân Trung Quốc (PLAAF) đã đưa ra một chương trình giảng dạy mới thực tế lần đầu tiên khuyến khích các phi công suy nghĩ và hành động độc lập trong những tình huống căng thẳng nhất.

Những thay đổi này có thể báo hiệu sự kết thúc của hệ thống đào tạo kiểu “bảo mẫu”, theo lời tự mô tả của không quân Trung Quốc.

“Chương trình đào tạo phi công máy bay chiến đấu ban đầu của Trung Quốc sẵn sàng tạo ra những phi công được đào tạo tốt hơn và làm như vậy với tỷ lệ cao hơn trước đây”, tác giả Derek Solen viết trong một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Trung Quốc của Không quân Mỹ.

Theo Solen, cải cách đào tạo của Trung Quốc tập trung vào ba nỗ lực chính. PLAAF đang cắt giảm thời gian đào tạo phi công chiến đấu đạt mức sẵn sàng chiến đấu từ 10 năm xuống chỉ còn 7 bằng cách tinh giản các học viện sĩ quan và trường bay.

Một nỗ lực khác là đưa vào sử dụng các máy bay huấn luyện mới, chẳng hạn như JL-9 và JL-10, giúp phi công chuẩn bị tốt hơn cho các máy bay chiến đấu J-10, J-16 và J-20 mới nhất.

Huấn luyện nghiêm ngặt hơn với trọng tâm là tính thực tiễn và tính độc lập của phi công là nỗ lực thứ ba, được cho là quan trọng nhất.

“Bất chấp việc PLAAF đã ra đời nhiều năm, công tác huấn luyện phi công cho chiến đấu trong thập niên 2010 của Không quân Trung Quốc vẫn ít thực tế, học vẹt là chính và cho đến nay một số lữ đoàn huấn luyện vẫn đang làm như vậy,” Solen viết .

Các chuyến bay huấn luyện dường như chỉ được thực hiện trong điều kiện thời tiết thuận lợi, và có lẽ vì phương pháp này hạn chế số ngày có thể thực hiện các chuyến bay, các học viên phi công đã phải gấp rút trải qua nhiều bài bay huấn luyện trong cùng một ngày cho dù họ đã nắm bắt được bài học của những chuyến bay trước đó hay không.

Khi các chuyến bay huấn luyện được thực hiện, chúng được thực hiện theo kiểu “an toàn”, bốn hoặc năm G là lực G tối đa mà các học viên phi công chiến đấu từng trải qua trong suốt quá trình huấn luyện của họ.

Huấn luyện bay vào ban đêm đã được thực hiện, nhưng căn cứ huấn luyện Đại học Hàng không Không quân và các học viện bay sẽ chiếu sáng đường băng bằng đèn rọi để giúp học viên và thí sinh phi công dễ dàng tìm thấy sân bay và hạ cánh.

Các giáo viên hướng dẫn chuyến bay sẽ ngay lập tức cầm lấy cần lái khi các học viên phi công gặp sự cố như máy bay thất tốc, tước đi cơ hội tự giải quyết vấn đề của học sinh.

Ngay cả một bài học nhằm nâng cao sự an toàn của các học viên phi công cũng bị tránh vì tính rủi ro tức thì: các ứng viên phi công thậm chí còn không được dạy cách phục hồi sau khi bị mất độ cao.

Vào năm 2017, điều đó bắt đầu thay đổi, Solen giải thích. Giờ đây, các học viện bay Không quân Trung Quốc điều học viên phi công lên không trung ngay cả khi thời tiết xấu dẫn đến tầm nhìn kém. Chấm dứt việc chiếu sáng đường băng bằng đèn khi huấn luyện ban đêm.

Solen viết: “Các chuyến bay huấn luyện không còn diễn ra theo chủ trương lấy “an toàn làm trọng”. “Bây giờ các ứng viên phi công bắt đầu thường xuyên trải qua 6 đến 7 lực G trong các chuyến bay huấn luyện.

Các giáo viên hướng dẫn bay bắt đầu can thiệp vào các chuyến bay của học sinh ít nhất có thể — và họ cũng bắt đầu dạy họ cách hồi phục sau khi bị mất độ cao. (Các giáo viên hướng dẫn bay trước tiên phải tự học cách làm như vậy).

Để tăng cường tính độc lập, các học viện bay bắt đầu yêu cầu học viên phi công tự chuẩn bị cho mỗi chuyến bay và lập kế hoạch bay của riêng họ sau khi các huấn luyện viên bay đã thông báo về môn học tiếp theo và việc huấn luyện sẽ tuân theo nguyên tắc nào.

Theo SOHA