Trừng phạt Mỹ ‘áp sát’: Hơn 20 mục tiêu liên quan đến vũ khí Iran

Động thái này diễn ra sau các căng thẳng của Washington tại Liên Hợp Quốc về trừng phạt đối với Tehran. Một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, Tehran có thể đủ nguyên liệu phân hạch cho vũ khí hạt nhân vào cuối năm này đồng thời nước này đã nối lại hợp tác tên lửa tầm xa với Triều Tiên. Tuy nhiên, quan chức lại không cung cấp bằng chứng chi tiết liên quan.

Các trừng phạt mới là nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm hạn chế ảnh hưởng khu vực của Iran và diễn ra vào thời điểm khi Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Bahrain tiến tới bình thường hóa quan hệ với Israel – dấu mốc thỏa thuận do Mỹ làm trung gian.

Các trừng phạt mới cũng khiến các đồng minh châu Âu, Trung Quốc và Nga lưu ý, mặc dù có thể phớt lờ các nỗ lực của Mỹ duy trì lệnh trừng phạt đối với Tehran nhưng các công ty có trụ sở tại các quốc gia này sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ vì việc đi ngược lại với động thái của Washington.

“Động lực chính trong nỗ lực của Mỹ là lệnh hành pháp áp dụng đối với những đối tượng mua và bán vũ khí thông thường cho Iran”, quan chức này cho biết.

Chính quyền Tổng thống Trump bày tỏ nghi ngờ Iran đang nỗ lực tìm kiếm vũ khí hạt nhân mặc dù nước này luôn bác bỏ cáo buộc. Bước trừng phạt tiếp theo vào ngày 21/9 sẽ là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm ngăn chặn chương trình nguyên tử của Iran.

“Iran hiện đang làm mọi thứ có thể để duy trì khả năng thúc đẩy hoạt động kinh doanh vũ khí”, quan chức Mỹ nói trên Reuters.

Quan chức này cũng thuyết phục rằng Iran đang tiếp tục thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân bất chấp cam kết trong thỏa thuận 2015.

Hồi tháng 5/2018, Tổng thống Trump đã quyết định ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và phục hồi lại các trừng phạt của Mỹ làm tê liệt kinh tế Tehran.

Đổi lại, theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), Iran từng bước lờ đi các hạn chế trong cam kết thỏa thuận hạt nhân 2015 và vi phạm các giới hạn trọng tâm trong thỏa thuận, bao gồm cả quy mô kho dự trữ uranium làm giàu thấp cũng như cấp độ cho phép làm giàu uranium.

“Bởi vì các leo thang hạt nhân khiêu khích của Iran nên nước này có khả năng đủ nguyên liệu phân hạch vũ khí hạt nhân vào cuối năm nay”, quan chức cho biết mà không giải thích thêm thông tin chi tiết ngoại trừ nói rằng thông tin cung cấp từ IAEA.

Cơ quan Vienna cho biết Iran chỉ bắt đầu vi phạm các hạn chế của thỏa thuận hạt nhân 2015 sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này và nước này tiếp tục việc làm giàu uranium lên tới 4,5% phù hợp tỷ lệ cho việc sản xuất bom nguyên tử.

“Iran và Triều Tiên thúc đẩy hợp tác dự án tên lửa tầm xa, bao gồm việc chuyển giao các bộ phận quan trọng”, ông nói đồng thời từ chối cho biết thời điểm công việc chung bắt đầu khi nào.

Khi được yêu cầu bình luận về các lệnh trừng phạt mới sắp xảy ra của Mỹ và các tuyên bố khác của quan chức Mỹ, người phát ngôn của Iran tại Liên Hợp Quốc khẳng định: “Trừng phạt tối đa của Mỹ lên Iran, trong đó có cả các biện pháp tuyên truyền mới hàng tuần rõ ràng thể hiện sự thất bại thảm hại của Mỹ và điều này sẽ không thay đổi”.

“Thế giới đều hiểu rằng đây là một phần của chiến dịch bầu cử tiếp theo của Mỹ và Iran không hề muốn nghe tuyên bố vô lý của Washington tại Liên Hợp Quốc ngày nay. Điều đó chỉ khiến cho Mỹ càng bị cô lập hơn trong các vấn đề thế giới”, ông nói.

Nhà Trắng hiện vẫn bác bỏ đưa ra bình luận.

Cơ chế kích hoạt lại trừng phạt của Mỹ

Quan chức Mỹ đã khẳng định rằng Tổng thống Trump sẽ ban hành sắc lệnh hành pháp cho phép Mỹ trừng phạt các đối tác mua hoặc bán vũ khí thông thường với Iran thông qua trừng phạt thứ cấp tước quyền tiếp cận thị trường Mỹ của các đối tượng này.

Nguyên nhân dẫn đến hành động này của Mỹ xuất phát từ lý do lệnh cấm vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Iran sắp hết hạn và để cảnh báo cho các tác nhân nước ngoài – thực thể của Mỹ sẽ bị áp lệnh cấm thương mại như vậy nếu họ mua hoặc bán vũ khí với Iran.

Theo thỏa thuận hạt nhân 2015, lệnh cấm vận vũ khí thông thường của Liên hợp quốc sẽ hết hạn vào ngày 18/10. Mỹ nói rằng nước này sẽ kích hoạt lại cơ chế trừng phạt đối với Iran trong trường hợp Liên hợp quốc không tiếp tục gia hạn trừng phạt với Iran, trong đó có lệnh cấm vũ khí.

Các thành viên trong thỏa thuận hạt nhân và các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khẳng định không hề tin tưởng Mỹ có quyền áp lại các trừng phạt Liên hợp quốc và động thái của Washintgon không hề mang đến hiệu quả pháp lý.

Một quan chức Mỹ nói trên Reuters rằng, sắc lệnh hành pháp sẽ áp dụng đối với bất kỳ các mặt hàng vũ khí nào của Iran, bao gồm cả vũ khí thông thường có khả năng sử dụng trong quân sự.

Hơn 20 mục tiêu sẽ nằm trong các trừng phạt của Mỹ vào ngày 21/9, bao gồm các liên quan trong chương trình tên lửa, hạt nhân và vũ khí thông thường của Iran.

Ông Peter Harrell, chuyên gia trừng phạt tại Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Obama nhấn mạnh các nỗ lực của Mỹ trong việc đưa tín hiệu và ngoại giao cho thấy khả năng Washington không có khả năng ngăn cản giao dịch vũ khí tiềm năng.

“Tôi không cho rằng điều này sẽ thay đổi hành vi”, ông nói.

Quan chức Mỹ cho biết, các mục tiêu áp dụng trừng phạt bao gồm hàng chục quan chức cấp cao, nhà khoa học và các chuyên gia từ tổ hợp hạt nhân của Iran, các thành viên mạng lưới mua sắm và một số quan chức cấp cao liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.

Theo hãng Reuters, từ chối việc cung cấp chi tiết nhưng quan chức này khẳng định rằng Mỹ muốn ngăn chặn các công ty nước ngoài giao dịch với Iran ngay cả khi chính phủ các nước tin rằng giao dịch này được pháp luật cho phép.

Theo Soha