Triệu chứng bàn chân lạnh có thực sự nguy hiểm?

Bàn chân lạnh là một hiện tượng phổ biến và trong hầu hết các trường hợp, bạn không có gì phải lo lắng. Chúng thường do thời tiết lạnh gây ra và có thể dễ dàng giải quyết bằng cách mang thêm một đôi tất.

Tuy nhiên, nếu bạn bị lạnh chân kinh niên, đó có thể là triệu chứng của một vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây ra lạnh bàn chân và bạn cần kiểm tra để bảo vệ sức khỏe.

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là một tình trạng gây ra các chất béo tích tụ trong động mạch và ngăn cản lưu lượng máu đến chân gây ra lưu thông kém. Khi lượng máu ấm không lưu thông đến bàn chân, nó có thể khiến bàn chân bị lạnh.

Các chuyên gia y tế cho biết, những động mạch ở bàn chân là nhỏ nhất trên cơ thể khiến chúng dễ bị ảnh hưởng nhất. Khi những động mạch này bị tắc nghẽn, bạn có thể cảm thấy lạnh và đôi khi đau.

Theo các chuyên gia y tế, các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch bao gồm: Hút thuốc, huyết áp cao, cholesterol cao và tuổi già.

Trieu chung ban chan lanh co thuc su nguy hiem?

Bệnh tiểu đường

Có một số lý do tại sao bệnh tiểu đường có thể dẫn đến bàn chân lạnh vĩnh viễn:

Bệnh thần kinh do tiểu đường: Mặc dù bản thân bệnh tiểu đường có thể không gây ra lạnh chân, nhưng một số người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 lại bị tổn thương dây thần kinh hoặc bệnh thần kinh ở bàn chân của họ.

Nó phổ biến hơn với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, có khoảng 50% số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể bị tổn thương thần kinh, trái ngược với 20% người bị bệnh tiểu đường loại 1. Tổn thương dây thần kinh này có khả năng làm gián đoạn dây thần kinh phát hiện nhiệt độ ở bàn chân, gây ra cảm giác khó chịu.

Lưu thông máu kém: Đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, tình trạng này cũng có thể gây ra chứng lạnh bàn chân vì những người mắc bệnh tiểu đường thường có xu hướng lưu thông máu kém.

Các chuyên gia y tế cho biết, theo thời gian, mức đường huyết cao liên quan đến bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương lớp niêm mạc của các mạch máu nhỏ đi đến chân dẫn đến thu hẹp và cứng các mạch này và làm giảm lưu lượng máu đến bàn chân. Điều này có thể gây ra lạnh chân.

Hội chứng Raynaud

Cách điều hội chứng Raynaud là bằng thuốc, thay đổi lối sống và chăm sóc khi thời tiết lạnh

Hội chứng Raynaud là một tình trạng hiếm gặp khiến các mạch máu ở bàn tay và bàn chân thu hẹp bất cứ khi nào bạn cảm thấy lạnh hoặc căng thẳng. Khi điều này xảy ra, máu không thể đến tay và chân và bạn có thể nhận thấy chúng chuyển sang màu trắng hoặc xanh lam.

Bàn tay và bàn chân của bạn cũng sẽ cảm thấy lạnh hơn bình thường. Nếu bị tình trạng này, khi bàn chân nóng lên, bạn có thể nhận thấy chúng trở nên đỏ hơn.

Những người sống ở vùng khí hậu lạnh hơn có nhiều khả năng mắc hội chứng Raynaud hơn. Nó cũng phổ biến hơn ở phụ nữ và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Bệnh Raynaud không nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu cho bạn.

Ngoài bệnh thần kinh do tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại biên đề cập đến bất kỳ tình trạng nào gây tổn thương dây thần kinh trong hệ thần kinh ngoại vi của bạn. Hệ thống thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh trong cơ thể ngoại trừ những dây thần kinh trong não và tủy sống. Nó chịu trách nhiệm gửi tín hiệu từ não và tủy sống đến phần còn lại của cơ thể.Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Các triệu chứng của tình trạng này thường xuất hiện đầu tiên ở bàn chân và nhiều người mắc bệnh cho biết họ bị lạnh chân. Họ cũng có thể cảm thấy ngứa ran, bỏng rát hoặc cảm giác kim châm ở bàn chân.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các yếu tố rủi ro khác bao gồm: Bệnh gan, bệnh thận và tiền sử gia đình về tình trạng này

Thiếu máu

Thiếu máu là một tình trạng khiến cơ thể sản xuất ít hồng cầu hơn bình thường. Nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt, vì sắt là một khoáng chất cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu.

Tình trạng này có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm cả bàn chân lạnh mãn tính. Đó là bởi vì một người bị thiếu máu có số lượng tế bào hồng cầu và hemoglobin giảm, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu cơ thể không sản xuất đủ hemoglobin, nó sẽ không thể sản xuất đủ tế bào hồng cầu giàu oxy để giữ ấm cho bàn chân. Điều này là do các cơ và mô ở bàn chân sẽ không nhận đủ oxy để hoạt động hiệu quả.

Các nguyên nhân khác của bàn chân lạnh

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra lạnh bàn chân bao gồm:

Lo lắng: Khi bạn lo lắng, cơ thể sẽ tiết ra hormone adrenaline. Ngoài việc chuyển cơ thể sang chế độ chiến đấu hoặc phòng vệ, adrenaline cũng khiến máu bị rút khỏi các bộ phận cơ thể ít quan trọng hơn, như tay và chân, để bảo vệ tổ chức chính của cơ thể. Điều này sẽ khiến bàn tay và bàn chân của bạn cảm thấy lạnh.

Suy giáp: Với tình trạng này, tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để hoạt động bình thường. Tuyến giáp hoạt động kém dẫn đến giảm tuần hoàn, giảm lưu lượng máu đến bàn chân và cảm giác lạnh chân.

Bệnh Buerger: Tình trạng này khiến các động mạch và tĩnh mạch bị viêm và tắc nghẽn với các cục máu đông. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc lá có thể gây kích ứng các lớp niêm mạc của động mạch và tĩnh mạch, khiến chúng sưng lên. Nó thường ảnh hưởng nhất đến bàn tay và bàn chân, và điều này có thể dẫn đến lạnh và tê ở bàn tay và bàn chân.

Cách làm ấm cho bàn chân lạnh

Nếu bạn nghi ngờ bàn chân lạnh có thể do bất kỳ tình trạng nào ở trên gây ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để giải quyết nguyên nhân tận gốc và nhận phương pháp điều trị cần thiết. Tuy nhiên, nếu bàn chân lạnh của bạn không do bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào gây ra, thì đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể thử để làm ấm chúng:

Tập thể dục thường xuyên: Điều này giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm bàn chân của bạn.

Mặc ấm hơn: Chỉ cần đi tất dày hơn và đảm bảo chân luôn được che chắn đúng cách có thể là tất cả những gì bạn cần.

Mát xa chân: Mát-xa cũng giúp cải thiện lưu thông máu để làm ấm bàn chân.

Từ bỏ hút thuốc lá: Nicotine cũng có thể gây ra lưu thông kém, vì vậy bỏ thuốc lá hoặc các sản phẩm thuốc lá khác có thể hữu ích.

Theo Sức khỏe