“Trạng chết chúa cũng băng hà”: Tấn công Iran, Israel sẽ châm ngòi quả bom nguyên tử

Nghe đọc bài

Iran – Israel: Cả 2 đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh

Trước việc Israel đe dọa tấn công, Phó Đại diện Thường trực Liên hợp quốc của Iran Zahra Ershadi cho biết: “Iran cảnh báo chống lại bất kỳ chủ nghĩa mạo hiểm và tính toán sai lầm nào như vậy. Tuy nhiên, Iran sẽ không ngần ngại bảo vệ chính mình và đảm bảo lợi ích quốc gia của mình”

Ông Ershadi cũng “dứt khoát” bác bỏ cáo buộc của Israel rằng Iran phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công tàu chở dầu.

Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cho biết đất nước của ông đã sẵn sàng sử dụng vũ lực chống lại Iran sau khi nước này tấn công tàu chiếc chở dầu ở Biển Ả Rập. Theo ông Benny Gantz, đây là thời điểm mà Israel cần phải có những hành động quân sự với Iran và cần hành động ngay lập tức.

Vụ tấn công này được ví như một món quà bất ngờ dành cho quân đội Israel, đối thủ số 1 của Iran tại khu vực Trung Đông. Từ lâu, Israel đã coi Iran, đặc biệt là lực lượng Vệ binh Cộng hòa là cái gai trong mắt cần phải nhổ bỏ sớm nhất có thể.

Tuy nhiên, những vụ tấn công tàu chở dầu gần đây lại không phải do Iran mà chính Israel thực hiện. Trong 2 năm qua, nước này đã tấn công các tàu chở dần từ Iran sang Syria, với cáo buộc số tiền bán được sẽ được chuyển cho Hezbollah, tổ chức mà Israel lo sợ nhất.

Các cuộc tấn công trên biển chỉ là một phần của chiến dịch rộng lớn hơn của Israel, được gọi là “cuộc chiến giữa các cuộc chiến”, trong thập kỷ qua đã chứng kiến ​​hàng trăm cuộc tấn công vào các mục tiêu Iran và các tổ chức liên kết với Iran, chẳng hạn như Hezbollah và các lực lượng dân quân Shi’ite khác trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là tại Syria.

Điểm mấu chốt trong sự kiện lần này chính là cái chết của 2 thường dân đến từ các nước châu Âu. Tận dụng cơ hội trời cho này, chính phủ Israel đã có một cuộc vận động các đồng minh, kêu gọi trừng phạt Iran, đặc biệt là bằng vũ lực.

Trạng chết chúa cũng băng hà: Tấn công Iran, Israel sẽ châm ngòi quả bom nguyên tử - Ảnh 2.

Tiêm kích tàng hình F-35 của Không quân Israel

Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Israel liên tục tung ra các thông tin tình báo thể hiện Iran đứng đằng sau vụ tấn công, đồng thời còn kêu gọi một nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lên án vụ tấn công của Iran, cho rằng đây là một vụ gây hấn.

Mặc dù không tin tưởng vào khả năng nghị quyết này được thông qua do sự phản đối của Nga và Trung Quốc nhưng Israel vẫn hy vọng sẽ có một sự đáp trả nào đó sẽ xảy ra, như một cuộc tấn công mạng hay một vụ nổ ở đâu đó.

Một động thái khác làm phức tạp hơn vấn đề khi một loạt tàu chở hàng dân sự bị mất tín hiệu trên biển Arab vào tối thứ Ba. Có 5 con tàu bị mất điện và 1 trong số đó được cho là đã bị bắt giữ bởi những người Iran có vũ trang.

Sáng hôm sau, tàu Asphalt Princess mang cờ Panama thuộc sở hữu của Anh đã tiếp tục lên đường sau khi thủy thủ đoàn vô hiệu hóa động cơ và những kẻ tấn công không thể lái nó.

Iran phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào trong vụ việc này hay vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào thứ Năm tuần trước.

Vụ tấn công bằng máy bay không người lái được cho là có căn cứ do Iran gây ra. Tuy nhiên, sự cố thứ hai có vẻ khá khó hiểu, Iran thu được gì từ việc cướp một tàu của Anh, đặc biệt là khi tổng thống Ebrahim Raisi thuộc phe cứng rắn sắp được nhậm chức.

Trạng chết chúa cũng băng hà: Tấn công Iran, Israel sẽ châm ngòi quả bom nguyên tử - Ảnh 4.

Tàu chở dầu Mercer Street bị tấn công

Toan tính đằng sau những lời buộc tội của Israel

Hôm thứ Năm, Công ty Windward của Israel, một công ty hàng hải, đã bày tỏ sự nghi ngờ về bản chất của các vụ việc trên Biển Arab. Theo một phân tích mà họ công bố, có bằng chứng cho thấy hầu hết các tàu dừng lại ở vùng Vịnh hôm thứ Ba trước đây đã từng tham gia vào các hoạt động liên quan đến ngành buôn lậu dầu liên quan đến Iran trong nhiều năm.

Công ty này cho biết, bản thân tàu Asphalt Princess đã neo đậu tại các cảng của Iran vài lần trong những tháng gần đây và có những dấu hiệu cho thấy nó tham gia vào “hoạt động đen tối”. Lịch sử ra khơi của con tàu có vẻ như bị cướp này đặt ra nhiều câu hỏi về vụ việc.

Theo quan điểm của Israel, những diễn biến ở vùng Vịnh liên quan trực tiếp đến câu hỏi chiến lược quan trọng về việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân Iran. Cuộc đàm phán mà Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi năm 2018, bất chấp sự phản đối của Iran và các nước Châu Âu.

Các cuộc đàm phán tại Vienna dự kiến có thể tiếp tục vào cuối tháng, nhưng Israel đang tìm mọi cách can thiệp vào thỏa thuận hạt nhân này. Thủ tưởng Israel Bennett đang có kế hoạch gặp gỡ Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Washington và sẽ cảnh báo người Mỹ về tác động của một thỏa thuận mới, vì những tiến bộ mà Iran đã đạt được trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân.

Theo đó, chỉ cần 10 tuần là Iran sẽ có thể tích lũy đủ lượng uranium được làm giàu mà quá trình chuyển đổi sẽ cho phép nước này sản xuất một quả bom hạt nhân. (Quá trình hoàn thành đòi hỏi việc chế tạo một đầu đạn hạt nhân, có thể mất một năm đến hai năm.)

Điều quan trọng cần nhắc lại là tiến bộ này đạt được là kết quả của sự thất bại trong chính sách do ông Trump và cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Trái ngược với kỳ vọng của Netanyahu, Tehran đã vượt qua được sức ép của Mỹ và các biện pháp trừng phạt chỉ càng thúc đẩy Iran kiên trì hơn với dự án hạt nhân của mình.

Trong một diễn biến khác, Iran đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng tại Lebanon, nơi đang chìm vào khủng hoảng kinh tế. Lebanon cũng là nơi mà tổ chức Hezbollah đang có chỗ đứng vững chắc trong chính quyền. Những cuộc tấn công qua lại giữa Hezbollah và quân đội Israel mấy ngày gần đây cũng được cho là chia lửa cho quốc gia vùng Vịnh.

Nếu Israel quyết định ra tay với Iran thì có khả năng rất lớn họ sẽ phải đối đầu với 2 kẻ địch cùng một lúc, đặc biệt là Hezbollah, kẻ thù sát sườn và đã từng đánh bại họ trong cuộc chiến năm 2006. Một cuộc chiến trong lòng Israel do Hezbollah tạo ra sẽ nguy hiểm không khác gì quả bom nguyên tử mà Iran đang chế tạo.

Nguồn Tin nóng