Thủ tướng Đức: Việc xem xét tư cách thành viên NATO của Ukraine ‘sẽ không diễn ra’

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết việc xem xét tư cách thành viên của Ukraine không nằm trong nghị trình của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

TOPSHOT - German Chancellor Olaf Scholz (L) and Ukrainian President Volodymyr Zelensky (R) arrive to hold a joint press conference in Kyiv on February 14, 2022. - Scholz landed in Kyiv for crisis talks with Zelensky, ahead of a visit to Moscow to head off what Berlin said was the "very critical" threat of a Russian invasion of Ukraine. (Photo by SERGEI SUPINSKY / AFP) (Photo by SERGEI SUPINSKY/AFP via Getty Images)

“Tôi cũng đã nói rõ tại Moscow và trong chuyến công du của tôi rằng việc này [Ukraine trở thành thành viên NATO] không nằm trong các lựa chọn và sẽ không diễn ra,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình công cộng ZDF của Đức.

“Tôi đã nói công khai rằng tất cả chúng ta đều biết rằng việc xem xét tư cách thành viên NATO của Ukraine không nằm trong nghị trình của liên minh ngày hôm nay,” ông nói thêm. “Tổng thống Mỹ đã biết điều đó, tổng thống Pháp cũng vậy.”

Ông Scholz cho biết ông chia sẻ mối lo ngại an ninh của Tổng thống Nga Vladimir Putin và đã nói rõ với ông Putin rằng Ukraine sẽ không được phép gia nhập NATO.

“Người Nga lo lắng về vấn đề kiểm soát an ninh của họ. [Ông Putin lo lắng] rằng NATO có một hệ thống quân sự và các hỏa tiễn ở Ukraine nhắm vào lãnh thổ Nga. Đó là lý do tại sao chúng tôi cố gắng làm rõ rằng điều này sẽ không xảy ra,” ông cho biết thêm.

The Epoch Times đã liên lạc với văn phòng báo chí của NATO để yêu cầu bình luận.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trình bày trong một cuộc họp báo trước cuộc họp hai ngày của các Bộ trưởng Quốc phòng của liên minh tại Trụ sở NATO ở Brussels hôm 15/02/2022. (Ảnh: Kenzo Tribouillard/AFP/Getty Images)

Việc Ukraine theo đuổi tư cách thành viên NATO dường như là một trong những tranh chấp cốt lõi gây ra cuộc chiến Nga-Ukraine đang tiếp diễn này.

Tháng 02/2019, Tổng thống Ukraine đương thời Petro Poroshenko đã ký một bản sửa đổi hiến pháp cam kết nước này sẽ trở thành thành viên của NATO và Liên minh Âu Châu sau khi nghị viện thông qua dự luật.

Ông Poroshenko nói với lãnh đạo Các Lực lượng Vũ trang Ukraine vài ngày sau khi ông ký bản sửa đổi rằng việc gia nhập NATO là một sự bảo đảm an ninh cho Ukraine.

Về phía Nga, ông Putin nói rằng Nga cần ấn định “lằn ranh đỏ” để ngăn Ukraine gia nhập NATO và nói rằng mối quan hệ ngày càng gần gũi của Ukraine với liên minh này có thể khiến nước này trở thành một bệ phóng cho các hỏa tiễn của NATO nhắm vào Nga.

Hoa Kỳ và các liên minh khác của Ukraine đã cố gắng tránh chiến tranh bằng cách làm giảm căng thẳng giữa Nga và Ukraine.

Tuy nhiên, Điện Kremlin đã chỉ trích Hoa Kỳ và NATO đã không giải quyết được những lo ngại an ninh căn bản của Moscow, đồng thời yêu cầu NATO dừng việc mở rộng về phía đông và không được khai triển vũ khí tấn công gần biên giới Nga.

Ông Putin đã khai triển một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24/02 sau khi các nỗ lực ngăn chặn chiến tranh thất bại.

Các lực lượng vũ trang Nga đã đạt được những tiến triển nhanh chóng và được cho là đã bao vây một số thành phố hoặc cơ sở của Ukraine trong tuần đầu tiên.

Theo các bản tin, họ cũng đã giành được quyền kiểm soát Kherson, một thành phố cảng ở phía nam của Ukraine.

Tuy nhiên, các lực lượng Nga đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân đội Ukraine, đặc biệt là ở ngoại ô thủ đô Kyiv của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết sự kháng cự từ quân đội Ukraine và những khó khăn về hậu cần của chính Nga đã làm chậm tốc độ tiến quân của quân đội Nga.

Người dân đi ngang qua một chiếc xe quân sự bị hư hại của Nga tại một vị trí tiền tuyến ở Irpin, Ukraine, hôm 03/03/2022. (Ảnh: Chris McGrath/Getty Images)

Một quan chức Liên Hiệp Quốc cho biết khoảng 1.2 triệu người đã chạy khỏi Ukraine khi cuộc chiến bước sang ngày thứ chín.

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn Filippo Grandi đã xác nhận con số đáng kinh ngạc này trong một tweet hôm 04/03.

Ông Grandi cho biết hôm thứ Năm (03/03) rằng trong bốn thập niên làm việc trong các trường hợp khẩn cấp về người tị nạn, ông hiếm khi thấy có một cuộc di cư cấp tốc như ở Ukraine.

“Từng giờ, từng phút, ngày càng có nhiều người chạy khỏi thực tế bạo lực đáng sợ này. Vố số người trong nước đã phải di dời,” ông nói trong một tuyên bố.

Hình ảnh này được trích từ một đoạn video do nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia công bố cho thấy các vật thể lóa sáng hạ cánh xuống khuôn viên của nhà máy hạt nhân ở Enerhodar, Ukraine, hôm thứ Sáu, ngày 04/04/2022. (Ảnh: Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia/AP)

Liên Hiệp Quốc cũng cho biết, tính đến ngày 03/03, họ đã ghi nhận 1,006 thương vong dân sự trong bối cảnh Nga thực hiện hành động quân sự nhằm vào Ukraine, phần lớn là do các cuộc pháo kích và không kích.

Cơ quan này cho biết đã ghi nhận 331 thường dân thiệt mạng, trong đó có 19 trẻ em, trong khi 675 người bị thương, trong đó có 31 trẻ em. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc nói rằng “thiệt hại thực tế cao hơn nhiều”.

Hôm thứ Sáu (05/03), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, tính đến nay, 9,200 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến. Các nhà chức trách Nga đã thông báo rằng 498 quân nhân của họ đã thiệt mạng.

Theo Viettoday