Home Thế Giới Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Thụy Điển và Phần Lan vào NATO

Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Thụy Điển và Phần Lan vào NATO

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan
Nghe đọc bài

Theo Reuters, cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã buộc Thụy Điển và Phần Lan phải chấm dứt chính sách không liên kết sau khi đứng ngoài liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu trong Chiến tranh Lạnh.

Quá trình vào NATO của Thụy Điển và Phần Lan thêm phần khó khăn khi thành viên của liên minh quân sự này là Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ không chấp thuận một trong hai đơn xin gia nhập.

Tại cuộc họp báo hôm 16/5, Tổng thống Tayyip Erdogan cho biết Thụy Điển và Phần Lan không nên bận tâm về việc cử phái đoàn tới Ankara để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ đơn xin gia nhập của họ.

“Cả hai quốc gia này đều không có thái độ rõ ràng, cởi mở đối với các tổ chức khủng bố”, Reuters dẫn lời ông Erdogan cho hay. “Làm sao chúng ta có thể tin tưởng họ?”

Ông gọi Thụy Điển là “nơi chứa chấp các tổ chức khủng bố”. Lực lượng vũ trang người Kurd PKK, tổ chức mà Ankara coi là khủng bố, được chính phủ Thụy Điển ủng hộ.

Thụy Điển và Phần Lan cần cả 30 thành viên NATO phê duyệt đơn xin gia nhập. Quá trình phê duyệt dự kiến kéo dài tới một năm, và sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ còn có thể khiến khoảng thời gian này dài hơn nữa.

Theo Reuters, cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã buộc Thụy Điển và Phần Lan phải chấm dứt chính sách không liên kết sau khi đứng ngoài liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu trong Chiến tranh Lạnh.

Trong khi đó, chính phủ Thụy Điển đã kỳ vọng về việc phê duyệt tư cách thành viên nhanh chóng do lo ngại về an ninh trong quá trình này.

Thụy Điển đã nhận được đảm bảo hỗ trợ an ninh từ Mỹ, Vương quốc Anh, Đức và Pháp nhưng không phải ràng buộc pháp lý về viện trợ quân sự. Trong tuyên bố chung hôm 16/5, các nước láng giềng Bắc Âu là Đan Mạch, Na Uy và Iceland cũng cam kết hỗ trợ.

“Chúng ta đang bỏ lại một kỷ nguyên phía sau và bước vào một kỷ nguyên mới”, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson phát biểu hôm 16/5. Bà Andersson cho biết Thụy Điển sẽ gửi đơn trong vài ngày tới, cùng thời điểm với Phần Lan.

“NATO sẽ củng cố Thụy Điển, Thụy Điển sẽ củng cố NATO”, bà nói, đồng thời nhấn mạnh Thụy Điển không muốn căn cứ quân sự hoặc vũ khí hạt nhân của NATO thường trực trên lãnh thổ sau khi liên minh chấp thuận tư cách thành viên của họ.

Exit mobile version