Thiền Am tố cáo Thích Nhật Từ nhưng không được giải quyết

Ông Lê Tùng Vân và Thích Nhật Từ tại một sự kiện ngày trước
Nghe đọc bài

Ba ngày sau bản án dành cho sáu người của Tịnh thất Bồng Lai, luật sư tiết lộ, thực tế đã có sự đấu khẩu giữa Thích Nhật Từ và các thành viên của Thiền Am trên mạng Internet mà thượng tọa là người khởi xướng. Bên Thiền Am đã có đơn tố cáo Thích Nhật Từ nhưng không được bất cứ cơ quan nào giải quyết. 

Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết, ba bị hại trong phiên tòa xử sáu thành viên Tịnh thất Bồng Lai (Thiền Am) được xác định là: Công an huyện Đức Hòa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An và cá nhân ông Trần Ngọc Thảo, tức Thích Nhật Từ.

Hòa thượng Thích Minh Thiện, Trưởng ban Trị Sự, đại diện theo pháp luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, tố cáo: “Hành vi của nhóm đối tượng đã gây ảnh hưởng xấu đến Phật giáo Việt Nam, gây cho quần chúng nhân dân hoang mang, mất niềm tin vào Phật giáo, ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của Phật giáo Việt Nam đối với cộng đồng Phật giáo trên thế giới.”

Tố cáo của Hòa thượng Thích Minh Thiện không phù hợp với khoản 9 Điều 19 Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tố cáo ấy đã đi ngược lại với Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Hiến pháp, là những văn bản quy phạm pháp luật cao hơn mà công dân phải tuân theo trên cả Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Từ những căn cứ pháp luật trên, có thể kết luận Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An không phải là bị hại trong vụ án Thiền Am.

Còn đối với ông Trần Ngọc Thảo, không thuần túy là vấn đề tôn giáo, ông tố cáo với tư cách cá nhân. Thực tế đã có sự đấu khẩu giữa ông Trần Ngọc Thảo và các thành viên của Thiền Am trên mạng Internet mà ông Trần Ngọc Thảo là người khởi xướng.

Bên Thiền Am đã có đơn tố cáo ông Thảo nhưng không được bất cứ cơ quan nào giải quyết.

Trên nguyên tắc của Điều 16 Hiến pháp: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”, ông Thảo có thể khởi kiện dân sự đối với người nào có phát ngôn xúc phạm ông.

Dù là bị hại, Thích Nhật Từ được ghi nhận vắng mặt tại tòa, và chỉ cử luật sư đại diện tham gia phiên xử.

Thích Nhật Từ vì thù hằn cá nhân nên đẩy ông Lê Tùng Vân vào tù

Cùng thời điểm, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cho biết ông Lê Tùng Vân nói trước tòa: “Tôi không mạo nhận mình là đức Phật, không mạo danh đức Phật, không phỉ báng đạo Phật. Nói tôi xuyên tạc giáo lý nhà Phật là nói sai, nói bậy. Mọi người Việt Nam đều có quyền xây dựng đức tin, chọn tôn giáo cho mình…”

“Tôi không xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, cũng không xúc phạm Công an huyện Đức Hòa, ngược lại tôi và các thành viên Thiền Am là nạn nhân bị làm nhục và bị vu khống trong thời gian dài, rất thậm tệ. Ai tố cáo tôi xúc phạm họ, thì cần có mặt tại tòa án, đứng lên đối chất, nói rõ, đừng lừa dối tòa án!”

“Những ai là giám định viên tư pháp đưa ra kết luận giám định nội dung các video clip mà đệ tử của tôi quay cảnh sinh hoạt trong nhà hay các cảnh dàn dựng làm phim hài, phục vụ thiếu nhi…, cho là vi phạm pháp luật, quả thật họ là những người bất xứng vì kiến văn quá nông cạn và ác tâm, hại người…”

“Ngày xưa dân gian có câu “Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình, cả 3 Bộ đồng tình…”, nay tôi và các đệ tử của tôi bị tới 5 “bộ” ở tỉnh Long An cùng đồng tình truy bức chúng tôi.”

Bài liên quan

Thích Nhật Từ đã vu khống Thiền Am thế nào?

Bản án gọi tên gắn gọn là chuyện ‘Thích Nhật Từ và Bò’