Home Việt Nam Taliban và Việt cộng có gì tương đồng, khác biệt?

Taliban và Việt cộng có gì tương đồng, khác biệt?

Võ Văn Thưởng
Nghe đọc bài

Nhân dịp Võ Văn Thưởng có khả năng gặp đại diện Taliban tại Bắc Kinh, mời bạn tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa Taliban và Việt cộng.

Taliban chiến đấu vì niềm tin tôn giáo là Hồi giáo (theo hệ phái Sunni cực đoan), tránh khỏi sự xúc phạm của “bọn tà đạo”, mà điển hình là các nước phương Tây trong đó Mỹ là đại diện. Họ muốn khôi phục Hồi giáo thuần tuý theo hướng cực đoan, nguyên bản nhất là nhà nước ISIS cũng mong muốn. Taliban và ISIS có rất nhiều điểm chung.

Cả Taliban và Việt cộng đều kháng chiến chống “quân xâm lược” Mỹ và “bè lũ tay sai bán nước” để giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc. Đừng nghĩ Taliban chỉ có mục tiêu tôn giáo cũng như đừng nghĩ là cộng sản chỉ có mục tiêu Thế giới đại đồng. Cộng sản khuếch trương việc chống ngoại xâm, để mục tiêu xây dựng CNXH xuống dưới. Còn Taliban lấy mục tiêu bảo vệ tôn giáo lên trên bảo vệ quốc gia, dân tộc. 

Lý tưởng cộng sản thuần nhất, nguyên thủy (khác với cộng sản định hướng TBCN hiện nay) và niềm tin Hồi giáo Sunni nói chung là khác nhau nhưng có một số điểm tương đồng, đó là tính cực đoan, phân rõ địch ta. Mày không theo tao thì mày là kẻ thù của tao. Cả 2 đều không đội trời chung với phe tư bản phương Tây do sự khác biệt về ý thức hệ, niềm tin tôn giáo… Nhất là khi các có nước phương Tây nào muốn áp đặt sự khác biệt đó lên người cộng sản hay người theo Hồi giáo Sunni. 

Để có tinh thần chiến đấu, Việt cộng vẽ nên thiên đường, nơi không có người bóc lột người. Còn Taliban vẽ nên thiên đường của họ. Mục đích là để các chiến binh không sợ chết, khi gặp hiểm nguy thì chiến sĩ cộng sản gọi tên bác ba lần còn chiến binh Hồi giáo thì gọi tên thánh Allah là có thể liều chết. 

Tóm lại, sự giống nhau về tinh thần chiến đấu của hai bên là sự cuồng tín. Nhưng hai sự cuồng tín này lại đối nghịch nhau. Hồi giáo cực đoan cũng rất kỵ với cộng sản cực đoan!

Hai bên đều ở thế yếu nên thường dùng biện pháp khủng bố và chiến tranh du kích để chống kẻ địch được trang bị mạnh hơn nhiều là Mỹ – “Nguỵ”. Anh em thiện lành thường sốc khi thấy thông tin cho rằng cộng sản là khủng bố. Nếu xét theo đúng định nghĩa khái niệm khủ.ng bố thì không trượt đi đâu được. Cha đẻ của khủ.ng bố chắc là ông Phạm Hồng Thái ném bom ở Sa Diện bên Tàu, nhưng cộng sản đã đưa chiến thuật này lên tầm cao mới để thành bậc thầy cho phe Hồi giáo cực đoan sau này. 

Có mấy vụ khủng bố kinh điển ở Sài Gòn là vụ đánh bom nhà hàng Mỹ Cảnh, khách sạn Brinks hay vụ ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông bằng cách đánh bom giữa đường phố. Tất nhiên đó là các mục tiêu dân sự và có nhiều người dân thường bị chết oan. Chứ còn việc ném lựa đạn hay bắn lén, lao xe chứa thuốc nổ vào các điểm người Mỹ hay lui tới, ám sát “ác ôn” là những người phục vụ chính quyền VNCH, thì nhiều như cơm bữa, không kể siết. 

Taliban thì dùng biện pháp khủng bố phổ biến hơn, nhất là kiểu đánh  bo m liều chết, kiểu này Việt cộng ít dùng hơn, một phần do kỹ thuật chế tạo bom gần đây hiện đại hơn nên dễ dàng sử dụng hơn. 

Hai bên đều dùng chiến thuật du kích cho đa số thời gian kháng chiến. Nhưng ở những thời điểm quyết định thì họ vẫn có thể đánh lớn như đạo quân chính quy. 

Việt cộng được Trung Quốc, Liên Xô và phe XHCN viện trợ gián tiếp qua VNDCCH hoặc trực tiếp. Nguồn viện trợ này thường xuyên, liên tục từ khi họ thành lập vào năm 60 cho tới khi họ lật đổ chính quyền VNCH. 

Taliban cung được viện trợ từ một số nước hay tổ chức Hồi giáo nước ngoài nhưng chủ yếu là viện trợ chui, do Taliban bị phương Tây coi là tổ chức khủng bố. 

Hai bên đều dùng niềm tin của mình để quản lý đất nước. Một bên dùng chủ nghĩa Mác Lê nin, một bên áp dụng giáo lý Hồi giáo cực đoan (gần như toàn trị) thành quốc giáo. Hai bên đều quản lý gần như mọi mặt của xã hội, cả phần hồn và phần xác của nhân dân. 

Tuy vậy, Việt cộng toàn trị triệt để hơn Hồi giáo cực đoan. Hồi giáo cực đoan không đi sâu vào quản lý kinh tế, chấp nhận kinh tế tự do, nhưng Việt cộng thì quản lý cả kinh tế, loại bỏ kinh tế tư nhân. 

Dương Quốc Chính

Exit mobile version