Súng máy phòng không 12.7mm trên xe tăng chủ lực và bước đi lịch sử

Súng máy phòng không 12.7mm là loại vũ khí cực kỳ phổ biến trên các loại xe tăng từ thế hệ thứ 1 như T-54/55, Type 59 hay M-48 và kể cả cho đến tận các loại xe tăng thế hệ thứ 4 tân tiến nhất thế giới ngày nay vẫn không thể thiếu. Qua thực tế chiến đấu trên chiến trường, súng máy 12.7mm của xe tăng khẳng định một vị trí cực kỳ quan trọng trong hệ thống hỏa lực của xe, có thể tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu như bộ binh, xe bọc thép bọc nhẹ, công sự, mục tiêu bay thấp,… của đối phương, hỗ trợ lực lượng ta tác chiến. Ảnh: Xe tăng T-54 của Quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, sử dụng súng máy phòng không 12.7mm DShK.

Sung may phong khong 12.7mm tren xe tang chu luc va buoc di lich su-Hinh-2

Tuy nhiên, các xe tăng thế hệ thứ 1 như T-54/55, Type-59 hay cả xe tăng thế hệ thứ 2 của Liên Xô như T-62 đều sử dụng kiểu gắn súng máy lộ thiên, nó khiến cho xạ thủ phải trực tiếp leo ra ngoài để tác xạ, làm bộc lộ vị trí trên chiến trường, rất dễ bị tổn thương bởi các loại hỏa lực của đối phương. Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam tác xạ súng máy 12.7mm trên nóc xe tăng T-54B.

Sung may phong khong 12.7mm tren xe tang chu luc va buoc di lich su-Hinh-3

Nhận thấy nhược điểm đó, người Mỹ đã nhanh chóng bổ sung thiết kế một bệ súng máy kín đặt trên nóc xe tăng M-48 và cả loại thế hệ thứ 2 sau này là M-60 của họ. Bệ súng máy sử dụng một đại liên .50cal M2 Browning có thể được trưởng xa tác xạ từ bên trong xe, đảm bảo được bảo vệ bởi bệ súng bọc thép khỏi các loại hỏa lực hạng nhẹ, mảnh văng của đối phương, bổ sung các kính ngắm quan sát để giúp người lính có thể bắt bám mục tiêu tốt hơn. Ảnh: Xe tăng M-48 Patton chiến lợi phẩm mà quân đội ta thu được.

Sung may phong khong 12.7mm tren xe tang chu luc va buoc di lich su-Hinh-4Đây là một thiết kế không thành công do nhiều bất cập mà nó gây ra. Thứ nhất đó là việc tác xạ từ trong xe hạn chế rất nhiều tầm quan sát của xạ thủ, thứ hai nó cũng ảnh hưởng lớn đến góc nâng hạ của súng cũng như chặn cả kính ngắm chính của trưởng xa. Do đó nó đã nhanh chóng bị loại bỏ trên các xe tăng thế hệ sau của Mỹ. Ảnh: Xe tăng M-60 với bệ súng máy 12.7mm điều khiển từ trong xe đặt trên nóc tháp pháo.

Sung may phong khong 12.7mm tren xe tang chu luc va buoc di lich su-Hinh-5

Ở thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams thế hệ thứ 3 của Mỹ, họ đã quay trở lại sử dụng súng máy 12.7mm lộ thiên được điều khiển trực tiếp bởi trưởng xe, có chăng để đảm bảo độ bảo vệ tốt hơn cho chiến sĩ, người ta đã bổ sung thêm các tấm chắn chống đạn cho xạ thủ. Ảnh: Xe tăng M1 Abrams khai hỏa pháo chính, có thể thấy khẩu súng máy .50cal ở trên nóc được điều khiển lộ thiên.

Sung may phong khong 12.7mm tren xe tang chu luc va buoc di lich su-Hinh-6Những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 thế hệ thứ 3 do Liên Xô phát triển, người ta vẫn giữ nguyên thiết kế người lính phải trực tiếp tác xạ súng máy 12.7mm trên nóc xe tăng như cũ. Dù cho có tên gọi là súng máy phòng không, tuy nhiên năng lực phòng không của súng máy 12.7mm trên xe tăng là khá hạn chế, khó có thể tiêu diệt được trực thăng chứ đừng nói là máy bay bổ nhào bay thấp, tên lửa điều khiển bắn qua nòng pháo có khi còn gây nhiều nguy hiểm hơn cho mục tiêu bay. Dẫu vậy, súng máy 12.7mm vẫn tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc tấn công bộ binh đối phương, xe bọc thép hạng nhẹ hay công sự. Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam thực hành tác xạ súng máy phòng không 12.7mm trên xe tăng T-72B3.

Sung may phong khong 12.7mm tren xe tang chu luc va buoc di lich su-Hinh-7

Tuy nhiên với sự ra đời của xe tăng chiến đấu chủ lực “con cưng” T-64, người Liên Xô đã có một cuộc cách mạng trong việc bố trí súng máy phòng không 12.7mm trên xe tăng. Người lính đã không còn phải trực tiếp trèo ra ngoài xe tác xạ như trước mà trưởng xa có thể khai hỏa súng từ trong xe thông qua các cơ cấu cò. Ảnh: Xe tăng T-64 của quân đội Ukraine, súng máy 12.7mm có thể được điều khiển từ trong xe.

Sung may phong khong 12.7mm tren xe tang chu luc va buoc di lich su-Hinh-8

Thiết kế này cho thấy sự hiệu quả và tiếp tục được áp dụng lên các xe tăng T-90A và phiên bản xuất khẩu của nó là T-90S mà Nga chế tạo. Trưởng xa có thể bắt bám mục tiêu thông qua kính ngắm trưởng xa và kính ngắm phòng không chuyên dụng cho tìm kiếm mục tiêu trên không, cùng với đó là pháo thủ cũng có thể hỗ trợ cung cấp thông số cho chỉ huy của mình bằng kính ngắm pháo thủ hay kính ngắm đa kênh. Ảnh: Xe tăng T-90S của Việt Nam với tháp súng máy 12.7mm điều khiển từ trong xe.

Sung may phong khong 12.7mm tren xe tang chu luc va buoc di lich su-Hinh-9

Dẫu vậy, nó vẫn gặp một nhược điểm cực kỳ cố hữu đã chính là tầm quan sát còn hạn chế, không thể thoải mái như việc trực tiếp leo lên xe quan sát bằng mắt thường và tác xạ mục tiêu. Ảnh: Cận cảnh bệ súng máy 12.7mm điều khiển từ trong xe của xe tăng T-90A.

Sung may phong khong 12.7mm tren xe tang chu luc va buoc di lich su-Hinh-10

Và đó cũng chính là nguyên nhân mà tháp súng máy điều khiển tự động 12.7mm ra đời. Hệ thống được tích hợp cả các loại camera quan sát toàn cảnh giúp cung cấp tầm nhìn cực kỳ tốt cho xạ thủ có thể nhanh chóng tìm kiếm, phát hiện và bắt bám mục tiêu. Đồng thời nó cũng có thể điều khiển cả từ trong hoặc ngoài xe bằng cơ cấu điều khiển từ xa. Ảnh: Tháp súng máy 12.7mm điều khiển từ xa trên xe tăng T-90M.

Sung may phong khong 12.7mm tren xe tang chu luc va buoc di lich su-Hinh-11

Thiết kế tháp súng 12.7mm điều khiển tự động cải thiện khả năng chống mục tiêu bay lên đáng kể, cũng như ưu điểm là không cần người lính phải trực tiếp tác xạ súng trên chiến trường, giảm thiểu những thương vong không đáng có. Súng được đặt trên một bệ có thể xoay 360 độ, có thể tiêu diệt mục tiêu vô cùng hiệu quả, không bị hạn chế góc nâng hạ nòng nhiều như trên thiết kế cũ. Ảnh: Hệ thống súng máy 12.7mm điều khiển từ xa trên xe tăng T-90M.

Sung may phong khong 12.7mm tren xe tang chu luc va buoc di lich su-Hinh-12

Và đồng thời với hiệu suất chiến đấu tuyệt vời cũng chính là giá thành không hề rẻ. Để có thể điều khiển tự động cùng với hệ thống kính ngắm quan sát cực kỳ tinh vi khiến một hệ thống súng máy 12.7mm điều khiển từ xa là cực kỳ đắt đỏ và không phải nước nào cũng mạnh dạn đầu tư. Như Trung Quốc với các mẫu Type-99A và Type-96B vẫn sử dụng súng máy 12.7mm điều khiển thủ công, T-72B3 của Nga hay kể cả xe tăng thế hệ 4 như K2 của Hàn Quốc, Type-10 của Nhật Bản cũng phải chịu số phận tương tự. Ảnh: Bệ súng máy điều khiển từ xa trên xe tăng M1A2 cải tiến của Mỹ.

Sung may phong khong 12.7mm tren xe tang chu luc va buoc di lich su-Hinh-13Có thể nói rằng, dù cho đắt đỏ nhưng với năng lực vô cùng tuyệt vời của mình, giúp nâng cao cực kỳ đáng kể sức mạnh hỏa lực của xe tăng, tháp súng máy điều khiển từ xa chính là thiết kế tuyệt vời và là xu hướng phát triển của xe tăng tương lai. Hiện nay, Nga đã lắp hệ thống kiểu này lên các mẫu T-90M, T-12 Amarta, Trung Quốc đã lắp đặt lên các xe VT-4 xuất khẩu cũng như Type-15 nội địa, Mỹ đã lắp đặt trên các xe M1A2 cải tiến,… Ảnh: Xe tăng VT-4 do Trung Quốc chế tạo khai hỏa hệ thống súng máy 12.7mm tự động.

Theo Kiến thức