Phát hiện lương của mình thấp hơn người mới vào 3 triệu đồng, cô gái ngay lập tức phản ứng và nhận về kết quả không ngờ tới

Nghe đọc bài

Chỉ vì 3 triệu đồng

Tôi có cô bạn, chân ướt chân ráo bước vào xã hội, tìm được công việc tốt. Cô ấy rất thích công việc này, vừa thách thức lại vừa ổn định, về lâu dài rất có tiềm năng phát triển.

Cô ấy cảm thấy rất may mắn, sau này thân thiết với đồng nghiệp, lại càng cảm thấy môi trường làm việc và mối quan hệ đồng nghiệp đều rất ưng ý.

Một hôm, khi đang nói chuyện với đồng nghiệp, một bạn vào công ty sau cô ấy đã hỏi cô về mức lương tháng, hai người so sánh một hồi, cô ấy mới phát hiện lương của mình thấp hơn đồng nghiệp những hơn 3 triệu.

Cô ấy tức giận nói: “Người ta vào công ty sau tớ, năng lực làm việc lại không bằng tớ, mà lương tháng lại cao hơn tớ! Thật quá đáng mà!”.

Từ đó trở đi, cô ấy đi làm không còn cảm giác vui vẻ vốn có mà luôn mang theo tâm trạng bị đánh bại, đến nỗi không còn cảm thấy thành công sau khi dốc sức đạt được mục tiêu.

Hơn 3 triệu đó đã cướp đi sự tự tôn, bình yên trong nội tâm và niềm vui tự chủ kinh tế của cô ấy. Mọi thứ đều thay đổi chỉ vì cô ấy cảm thấy mình “ít hơn một chút” so với người khác.

Những người thông thái trong cuộc sống, sẽ không làm như vậy. Họ chỉ tính toán xem thứ gì quan trọng nhất với họ và hiểu ở mỗi lứa tuổi nên tính toán điều gì, không nên tính toán điều gì, có được có mất, mọi thứ đều nằm trong kiểm soát của chính họ.

Phát hiện lương của mình thấp hơn người mới vào 3 triệu đồng, cô gái ngay lập tức phản ứng và nhận về kết quả không ngờ tới - Ảnh 2.

Vết đen trên viên ngọc trai

Một vị cao niên đã kể câu chuyện như thế này: một người đàn ông may mắn, nhận được một viên trân châu vừa to, vừa đẹp. Nhưng sau đó, anh ta vẫn không hề cảm thấy hài lòng, bởi vì trên đó có một vệt đen nho nhỏ.

Anh ta nghĩ, nếu cạo bỏ vệt đen kia đi, thì viên ngọc chắc chắn sẽ trở thành bảo vật quý giá nhất trần gian.

Thế là, anh ta bắt đầu cạo bề mặt của viên trân châu, nhưng vết đen kia vẫn ở đó. Anh ta lại cạo một lớp, rồi lại thêm 1 lớp nữa, cho tới khi không còn chút dấu vết gì. Thế nhưng lúc này nhìn lại, viên trân châu cũng không còn bóng bẩy, đẹp đẽ như trước.

Chúng ta thường tính toán chi li mọi sự đúng sai, lý lẽ nhiều ít và “sự tích cực” này thực sự khôi hài trong mắt các bậc trí giả.

Tôi đã từng nghe đâu đó rằng”càng tính toán, càng chóng già”, thế nhưng cá nhân tôi cho rằng “càng tính toán nhiều, thì càng mất mát nhiều”.

7 mốc thời gian quan trọng trong việc yêu cầu bản thân “ngừng so sánh”

10 tuổi là lứa tuổi không nên tị nạnh về tiền tiêu vặt, không so bì quần áo hàng hiệu với đứa trẻ nhà khác.

Ở lứa tuổi nhỏ hơn, ăn chưa no, lo chưa tới, so sánh cái ăn cái mặc với người khác thì còn có thể chấp nhận được. Nhưng khi đã bước vào tuổi thứ 10, thì đây là lúc mà trẻ nên bắt đầu hiểu chuyện.

Ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ con trong độ tuổi này sớm đã phải quán xuyến gia đình, chúng hiểu cha mẹ kiếm tiền không hề dễ dàng, nên dù không phải “xách giỏ đi nhặt ve chai”, nhưng cũng không để cha mẹ thêm phiền lòng.

20 tuổi, không còn so sánh về xuất thân gia đình của mình, không còn so bì nghề nghiệp của cha mẹ.

Hơn 10 tuổi, có thể bạn sẽ so sánh xuất thân gia đình, cũng như chức vụ của cha mẹ mình với những đứa trẻ khác, bạn khao khát được sinh ra trong gia đình đế vương. Đây âu cũng là chuyện thường tình.

Nhưng khi bước vào độ tuổi 20 mà bạn vẫn không có ý chí tự lập, và tự ti vì xuất thân nghèo hèn, cảm thấy bản thân không ngóc đầu lên nổi hoặc xuất thân hào môn mà dựa dẫm hoàn toàn vào cha mẹ, sống trong nhung lụa dưới sự bảo bọc của gia đình chẳng khác gì cậu ấm cô chiêu, thì cuộc đời này của bạn coi như vô vọng.  

Phát hiện lương của mình thấp hơn người mới vào 3 triệu đồng, cô gái ngay lập tức phản ứng và nhận về kết quả không ngờ tới - Ảnh 4.

30 tuổi, lứa tuổi thành gia lập nghiệp, trở thành bậc làm cha mẹ, có trong tay vài năm kinh nghiệm trong đời sống gia đình. Khi đó, người làm chồng không nên so bì ngoại hình của vợ.

Bởi vì đối với người phụ nữ, sự sâu sắc, đức hạnh vốn quan trọng hơn diện mạo xinh đẹp. Người vợ đảm đang ắt hẳn được yêu mến hơn người vợ chỉ biết ăn diện.

Người làm vợ cũng không nên so sánh vóc dáng của chồng mình, bởi đối với một người đàn ông, trình độ hiểu biết đáng giá hơn vóc dáng. Người chồng không có khả năng mưu sinh, cho dù cao lớn ra sao cũng không bằng anh chàng thấp bé bán bánh ngoài chợ.

40 tuổi, đã đến lúc bạn không nên để ý tới lời ra ý vào của kẻ khác, ai nói gì mặc họ, sống theo những gì bản thân mong muốn.

50 tuổi, là lúc bạn không còn để tâm tới sự bất công khắp nơi, không còn những áp lực vì thành công của người khác, cũng chẳng còn ham muốn của cải chẳng phải của mình.

50 năm trước, bạn từng tung hoành ngang dọc, gặp gỡ vô số người, cũng đã nhìn thấy không ít những điều tốt đẹp, bạn không còn lấy làm ngạc nhiên vì những chuyện trên đời; trải qua biết bao thị phi, thành bại, bạn không còn phẫn nộ vì những điều bất bình.

60 tuổi, nếu còn kinh doanh, bạn không nên tính toán lợi nhuận nhiều ít, bởi tiền kiếm bao nhiêu cũng là không đủ, tiêu giỏi ra sao cũng chỉ có vậy, thái độ ôn hòa mới thực sự có ích cho bản thân mình.

Những người có chức sắc thì không nên so bì tị nạnh chức to, chức nhỏ, rời khỏi chức vụ thì quan to hay quan nhỏ chẳng phải đều như nhau, cùng là những lão cán bộ về hưu hay sao?

Người trong giới văn nghệ sĩ thì không nên so bì danh tiếng, chỗ đứng trên văn đàn, bởi suy cho cùng “văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị”, chỉ cần tâm trạng vui vẻ, sống mà không cần giấu giếm cảm xúc của mình cũng đủ hạnh phúc rồi.

70 tuổi, ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” này, lại càng nhiều điều không nên tính toán, bận tâm.

Có những thứ mà hồi còn trẻ bạn sống chết phải giành được, thì giờ đây đối diện với nó, bạn chỉ lặng nhẽ mỉm cười. Nếu như ở lứa tuổi trung niên, bạn từng nghĩ trăm phương ngàn kế để có thứ mà bạn muốn, thì bây giờ chỉ là chuyện tầm phào, những chuyện trên đời “phó mặc nói cười suông”.

Lời bình

Trong cuộc sống này có một hiện tượng khá phổ biến, đó là: Thấy người khác tốt hơn mình, ưu việt hơn mình, có năng lực hơn mình, có các mối quan hệ tốt hơn mình, kiếm tiền nhiều hơn mình… nhiều người tự nhiên nảy sinh tâm lý thù ghét, đố kỵ, so đo tính toán, thậm chí tranh chấp, gây khó dễ, hãm hại đối phương, khiến cả hai cùng bị kìm hãm, cuộc sống vì thế mà khó khăn, vô vị.

Hãy mở rộng tấm lòng của mình hơn một chút, tôn trọng lẫn nhau, mang tâm lý bình thản để cư xử đối đãi với người xung quanh.

Ưu điểm của người khác, chúng ta nên ghi nhận, việc tốt của người khác, chúng ta nên tuyên dương, thành tích của người khác, chúng ta nên khen ngợi, việc vui của người khác mình cũng nên mừng, mang trong mình một tâm thái như thế, cuộc đời sẽ vô cùng tự do, tự tại.

Theo Soha