Phạm Minh Chính và tấm thư pháp ‘hổ lốn’

Phạm Minh Chính tặng thư pháp "hổ lốn" cho Thủ tướng Đức Olaf Scholz
Nghe đọc bài

Ý kiến nói nếu là người có chút lòng với danh dự, uy tín quốc gia, người ta sẽ tự hỏi, chẳng lẽ ông Chính không “nghĩ mình phương diện quốc gia, quan trên trông xuống người ta trông vào”? Với tầm vóc của vị tướng an ninh, thâm niên lăn lộn làm tình báo đối ngoại ở Đông Âu, Thủ tướng nhà ta biết hết, chủ ý hết chứ không hề khinh suất.

Thủ Tướng Việt Nam tặng thư pháp chữ Tàu cho Thủ tướng Nhật, dư luận đã một lần dị nghị. Người Nhật cũng dùng chữ tượng hình nên còn thông cảm được nhưng với ông người Đức theo ngữ hệ Ấn – Âu thì thư pháp chữ Tàu kèm phụ đề Việt Ngữ là cả một đống hổ lốn cực kỳ phản cảm. Thủ tướng anh minh sòng phẳng, mẹ nó sợ gì hoàn toàn không khinh suất và rất đỉnh cao trí tuệ mượn tranh thay lời muốn nói với… ai đó.

Việt Nam tiếp đón Thủ tướng Đức – ông Scholz. Báo chí Việt Nam được dịp nổ tung trời những thông tin về chuyến đi với những ý nghĩa đặc biệt. “Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một thủ tướng Đức sau 11 năm, kể từ chuyến công du của bà Angela Merkel hồi tháng 10/2011. Chuyến thăm cũng đánh dấu lần đầu tiên ông Scholz đến Việt Nam trên cương vị thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức kể từ khi nhậm chức tháng 12/2021”.

Rất tiếc là báo quên nêu ý nghĩa rất quan trọng, rất thời sự là chuyến đi đã hâm nóng lại quan hệ bị đóng băng hơn hai năm qua sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Khổ thay, trong những thông tin, hình ảnh tiếp đón trọng thể nồng nàn đó người ta hết hồn, điếng người vì sự kiện “Một thầy đồ tại đền Ngọc Sơn tặng bức thư pháp với dòng chữ: “Hòa bình, hữu nghị cùng phát triển” cho Thủ tướng Đức Olaf Scholz”.

Chuyện ranh ma tiểu xảo cài cắm các đồng chí đóng vai thầy đồ như chuyện dân gian Cống Quỳnh giả làm lái đò vạch quần đái để trả lời “Vũ qua bắc hải”, dạy cho sứ Tàu bài học đã hớ hênh đánh rắm mà còn bày đặt nói chữ “Sấm động nam bang” thì ai cũng biết thừa không có gì phải ngạc nhiên. Nhưng người xem hết hồn vì hình ảnh bức thư pháp lem luốc, chữ Tàu chữ Việt rối nùi đọc không ra. Nước Đức là xứ sở của thơ ca, triết học, chơi chữ nghĩa với họ mà múa gậy rừng hoang thì dễ bị lòi hèm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển bức thư pháp ông đồ tặng cho Thủ tướng Scholz với dòng chữ “Hoà bình hữu nghị cùng phát triển – Đền Ngọc Sơn Hà Nội Việt Nam”. Người ta càng hoảng và càng thắc mắc tại sao món quà quan trọng mang thông điệp đường lối của quốc gia lại có quá nhiều sai sót.

Về nghi tiết ngoại giao, nội dung thư pháp đã quá phận với vai vế ông Đồ thành ra xách mé với người được tặng. “Hòa bình hữu nghị cùng phát triển” là một thông điệp, đối sách chính trị của quốc gia chứ không phải diễn ngôn của một công dân nước chủ nhà với khách là thủ tướng quốc gia mạnh nhất EU. Cái cách Thủ tướng Phạm Minh Chính trung chuyển món quà vừa kém tự nhiên vừa tăng thêm cái ẩn ý trịch thượng của nội dung.

Về hình thức thì có quá nhiều điều tác tệ. Người Việt có tiếng Việt dùng mẫu tự La tinh gần gũi với tiếng Đức, cớ sao phải dùng chữ Tàu xa lạ? Chữ Tàu có thư pháp chữ Tàu với lục thư: chân, khải, hành, triện, lệ, thảo thì chữ Việt cũng có thư pháp Việt đẹp và phong phú đâu thua kém. Xin mời tham khảo ở đây.

Nghệ thuật thư pháp là thư họa, chữ là tranh. Cái đẹp của thư pháp không chỉ nằm trong thần thái của từng nét chữ mà còn ở bố cục. Thư pháp quy định nghiêm khắc từng tiểu tiết chữ ký, con dấu của người viết phải nằm ở đâu, trường hợp chữ thư pháp của người viết và chữ là của người khác thì vị trí chữ ký con dấu khác nhau. Ngay chính các chi tiết này cũng là họa tiết của bức thư pháp. Người viết phải trình bày đúng niêm luật và phải đẹp.

Qua những kiến thức phổ thông đó, nếu gọi cái đống chữ lổn ngổn mà ông Thủ tướng Đức bị tặng là Thư Pháp thì đúng là sự cưỡng dâm Thư Pháp.

Về nét chữ, người xưa nói cái đẹp của chữ là rồng bay, phụng múa, nó thanh thoát, uốn lượn, biến hóa. Các đại tự chữ Tàu ở đây viết theo kiểu Chân, tròn trịa, gò bó dành cho người già dễ đọc chứ chưa có gì thần thái. Phần chữ Việt thì đúng là gà bươi, chó ị, chữ viết nguệch ngoạc như của trẻ học lớp 1.

Đó là do cố ý trình bày thông điệp chính bằng chữ Tàu rồi lại thêm tối kiến phụ đề Việt Ngữ “Hòa bình hữu nghị cùng phát triển”. Tham lam hơn, giống như nhà sản xuất phải ghi xuất xứ hàng hóa cố nhét thêm dòng “Đền Ngọc Sơn- Hà Nội- Việt Nam” chật hẹp đến nỗi có những nét phải lấn ra ngoài lề. Tham lam hơn nữa, bên bìa trái, còn note (ghi thêm) một dòng “Năm 2022….” mà ký tự M lấn cả vào dòng chữ chính.

Với ông đồ thật sự có nghề thì đống rác chữ này phải xé bỏ ngay lập tức vì nếu lộ ra ngoài ông sẽ không dám nhìn mặt ai.

Nhưng không cần am tường về thư pháp, một người biết đọc, với trình độ thẩm mỹ bình thường, hẳn cũng thấy bối rối khi được Phạm Minh Chính vênh mặt trao cho Thủ Tướng Scholz.

(Theo RFA)