Phạm Minh Chính ‘mặt dày’, đề nghị Úc tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Úc Penny Wong tại Hà Nội hôm 27/6

Tuy tự nhận là một nước “kinh tế thị trường”, nhưng lãnh đạo CSVN luôn “mặt dày” đề nghị các nước giàu như Nhật, Úc, tăng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, dù không bao giờ dám cam kết loại trừ tham nhũng khỏi nguồn tiền này.

Tiếp Ngoại trưởng Penny Wong, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Úc tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam, đặc biệt là về hạ tầng giao thông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo báo đảng, trong cuộc gặp, sau khi kể lể một số điểm tích cực trong quan hệ song phương, như kim ngạch thương mại hai chiều lần đầu vượt mốc 10 tỷ USD, đạt 12,4 tỷ USD trong năm 2021 và Việt Nam bắt đầu có đầu tư trực tiếp tại Úc, ông Chính đề nghị Úc tạo điều kiện cho nông thủy sản Việt Nam như hoa quả, tôm tươi… và tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam.

Trước khi bà Wong qua Việt Nam, Đại sứ quán Úc cho biết rằng kể từ năm 2000, Úc đã đóng góp hơn 650 triệu đôla Úc để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, tăng cường dịch vụ công, xây dựng nguồn nhân lực và thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tin cho hay, dự án xây dựng cầu Cao Lãnh tại khu vực này là “khoản đầu tư lớn nhất của Úc vào lục địa Đông Nam Á”.

Theo báo điện tử chính phủ Việt Nam, nhóm sáu ngân hàng phát triển, trong đó có World Bank và ADB, mới đây đã “cam kết tài trợ danh mục 20 dự án phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 – 2025, với tổng mức khoảng 2,2 tỷ đôla, gồm nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài”.

Tuy vậy, CSVN chưa bao giờ dám cam kết loại trừ tham nhũng khỏi nguồn tiền “dồi dào” này.

Hồi bảy năm trước, theo báo Thanh Niên, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đe dọa: “Nếu còn một vụ tham nhũng nào nữa xảy ra, Nhật Bản sẽ ngừng cấp ODA cho Việt Nam”.

Thời điểm đó, Việt Nam đang là quốc gia đứng đầu cả về số lượng và tổng kinh phí trong các quốc gia nhận viện trợ trên thế giới mà JICA đang viện trợ. Nhưng nếu nhìn lại ba vụ tham nhũng lớn liên quan đến nguồn vốn ODA Nhật Bản (PMU18 vào năm 2006, Đại lộ Đông – Tây vào năm 2008, và vụ JTC hối lộ các quan chức đường sắt Việt Nam, người ta sẽ thấy lời đe dọa ấy hoàn toàn có căn cứ và cần thiết.

Vụ PMU18 năm 2006, lần đầu tiên tố giác cho xã hội và cả cộng đồng các nhà tài trợ  những điều hết sức bất ngờ, đó là ODA được phân bổ vô nguyên tắc và thiếu định hướng. Tâm lý coi ODA là “tiền chùa” để cứ việc tiêu xài và chia chác khá phổ biến.

Sau các vụ bê bối nêu trên, báo đảng đã “khôn ngoan” hơn khi che đậy các vụ quan chức Việt Nam tham nhũng vốn ODA nên công luận không rõ tình trạng này có được cải thiện hay không.