Ở nhà cách ly toàn xã hội: Học ngay 11 mẹo nhỏ kích thích trí thông minh của bé

Cho trẻ tiếp xúc với sách

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ sách đều mang đến rất nhiều lợi ích. Hãy đọc cho bé nghe và giảng giải những gì có trong sách cho con hiểu dù chưa biết chữ. Điều này sẽ giúp bé phát triển cả về trí não lẫn ngôn ngữ, có thành tích học tập tốt trong tương lai, đồng thời hình thành kỹ năng giao tiếp và đọc hiểu. 

Trò chuyện mọi lúc mọi nơi

Bạn càng nói chuyện nhiều với bé thì vốn từ vựng của bé càng được mở rộng hơn. Nhờ đó, khả năng giao tiếp cũng phát triển tốt và phong phú hơn. Vì vậy, các mẹ hãy tranh thủ trò chuyện với bé bất kỳ khi nào có thể.

O nha cach ly toan xa hoi: Hoc ngay 11 meo nho kich thich tri thong minh cua be

Hãy trò chuyện với bé bất cứ khi nào bạn có thể: khi đang thay bỉm; khi tắm cho bé; khi cho bé bú, cho bé ăn; khi đang đi dạo trong công viên,… Đừng nghĩ bạn đang tự nói chuyện với chính mình. Thực ra, bé vẫn nghe và tiếp thu những gì bạn đang nói.

Giao tiếp bằng ánh mắt

Tận dụng những khoảnh khắc ngắn ngủi khi mắt của bé mở, và nhìn thẳng vào chúng. Trẻ sơ sinh nhận diện được khuôn mặt từ rất sớm – và khuôn mặt của bạn là quan trọng nhất! Mỗi lần bé nhìn chằm chằm vào bạn là một lần trẻ đang lấp đầy bộ nhớ của mình.

Khen ngợi những nỗ lực của con

Bố mẹ hãy đưa ra lời khen cho những nỗ lực và sự chăm chỉ của con mình thay vì chỉ chú trọng tới khả năng tự nhiên, vốn có của trẻ. Hãy dạy cho con biết cách đương đầu với những khó khăn, thất bại không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp hình thành nên những đứa trẻ năng động hơn và có khả năng đương đầu với sóng gió cuộc đời tốt hơn. Những đứa trẻ thông minh và tài năng bẩm sinh thường dễ nản chí và thậm chí là từ bỏ khi chúng phải đối mặt với những khó khăn, thất bại trên đường đời.

O nha cach ly toan xa hoi: Hoc ngay 11 meo nho kich thich tri thong minh cua be

Giúp trẻ đặt ra những mục tiêu từ sớm

Đừng rèn luyện con bạn như những chiến sỹ trong quân đội với yêu cầu “con sẽ phải đạt điểm A ở tất cả các bài kiểm tra”. Thay vào đó, hãy đặt ra một vài mục tiêu phấn đấu tổng thể cho con từ khi chúng còn nhỏ như tốt nghiệp đại học hay đơn giản là những mục tiêu ngắn hạn như hoàn thành một chương trình ngoại khóa hay trở thành tình nguyện viên… Thường xuyên củng cố lại những mục tiêu này để giúp trẻ thấy được tầm quan trọng của chúng và khả năng trẻ có thể đạt được những mục tiêu này trong tương lai.

Tăng cường hoạt động thể chất

Sự phát triển của não bộ và hoạt động thể chất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bạn nên cho bé tham gia các hoạt động thể chất ít nhất một giờ mỗi ngày. Điều này sẽ làm tăng lượng oxy và máu lưu thông đến não cùng nhiều bộ phận khác của cơ thể, giúp bé phát triển trí nhớ, tăng khả năng học tập. Nó cũng kích thích trẻ sáng tạo, tập trung và thúc đẩy khả năng tư duy.

Khuyến khích sự tò mò ở bé

Tò mò là bản năng của trẻ nhỏ. Càng tò mò, trẻ càng học được nhiều điều. Hãy kích thích sự tò mò ở trẻ bằng cách đánh giá cao bất cứ việc bé khám phá ra một điều gì mới. Bạn có thể cho bé tiếp xúc với những chất liệu thân thiện, để phát triển sự tò mò của bé.

Tắt các thiết bị điện tử

Não của trẻ cần tương tác một với một trực tiếp mà không có chương trình truyền hình nào có thể đáp ứng được.

Hướng dẫn con chủ động trong mọi việc

Đừng chờ đợi cơ hội đến với mình. Bố mẹ hãy chủ động tìm kiếm và tạo ra các cơ hội học tập và rèn luyện trí tuệ cho con mình bên ngoài các chương trình học tập ở trường. Điều này sẽ giúp con bạn có điều kiện để phát triển trí tuệ và giúp chúng khám phá và phát huy tối đa khả năng của mình trong nhiều hoàn cảnh.

O nha cach ly toan xa hoi: Hoc ngay 11 meo nho kich thich tri thong minh cua be

Kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ

Kể chuyện trước khi ngủ là cách giúp phát triển trí tuệ ngay từ khi còn nhỏ. Những việc làm này không chỉ liên kết tình cảm của cha mẹ và con cái, mà còn tăng cường các chức năng của não bộ cho trẻ. Hệ thần kinh của một đứa bé thường được nghe kể chuyện trước khi đi ngủ sẽ phát triển hơn nhiều so những đứa trẻ khác.

Đồ chơi đơn giản

Trong khi nhiều loại đồ chơi công nghiệp tràn lan trên thị trường, không phải bất cứ loại đồ chơi nào cũng phù hợp với trí tuệ của trẻ. Nhiều loại đồ chơi mang tính bị động, ngăn cản sự phát triển trí thông minh của trẻ. Những đồ chơi giúp trẻ thông minh hơn sẽ gây hứng thú, kích thích bé và thường là những công cụ giáo dục tuyệt vời. 

Theo Sức khỏe