Home Trung Quốc Nhật từng có tiêm kích phản lực ăn đứt Mỹ, Liên Xô...

Nhật từng có tiêm kích phản lực ăn đứt Mỹ, Liên Xô trong CTTG2

Nghe đọc bài

Không phải Mỹ hay Liên Xô mà là Nhật Bản mới là nước sở hữu máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên ở Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, với nguyên mẫu đầu tiên là Nakajima Kikka. Tuy nhiên nó lại xuất hiện vào thời điểm mà cuộc chiến gần như đã ngã ngũ và số phận của mẫu tiêm kích phản lực này kết thúc theo sự lụi tàn của Đế quốc Nhật Bản.

Nhat tung co tiem kich phan luc an dut My, Lien Xo trong CTTG2-Hinh-2Người Nhật bắt đầu ý tưởng phát triển một dòng tiêm kích phản lực khi tùy viên quân sự của Nhật Bản chứng kiến các buổi bay thử nghiệm của mẫu máy bay Messerschmitt Me 262 do phát xít Đức phát triển trong năm 1944. Và ngay lập tức Hải quân Nhật Bản lúc đó đã nhận thấy được tiềm năng to lớn của một mẫu tiêm kích phản lực trong không chiến.

Sau một thời gian dài chuẩn bị hãng chế tạo máy bay Nakajima của Nhật Bản đã được chọn để phát triển mẫu tiêm kích phản lực đầu tiên dành cho hải quân nước này. Và tất nhiên Nakajima Kikka không thể thiếu được những nét đặc trưng của một dòng tiêm kích trên hạm sẽ phục vụ trên các tàu sân bay tương lai của Nhật Bản lúc đó.

Các kỹ sư của Nakajima lúc đó phải đảm bảo một số yêu cầu của Hải quân Nhật Bản đưa ra với những chiếc Nakajima Kikka đơn cử như việc mẫu máy bay này phải dễ sản xuất và không đòi hỏi các công nhân có trình độ cao, cánh của nó có thể gấp lại được để có thể dễ dàng cất giấu nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến trường kỳ giữa Nhật Bản với quân đồng minh.

Và cuối cùng Nakajima đã cho ra nguyên mẫu Nakajima Kikka đầu tiên hay còn được biết với cái tên Nakajima J9Y. Nó có thiết kế khá giống với mẫu máy bay Me 262 của Đức và cũng được trang bị hai động cơ phản lực.

Nguyên mẫu Nakajima Kikka đầu tiên được đem ra thử nghiệm trên mặt đất tại nhà máy Nakajima vào ngày 30/6/1945 và đến tháng 7 sau đó nó được chuyển đến căn cứ hải quân Kisarazu để chuẩn bị cho chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình. Ngày 7/8/1945 Nakajima Kikka chính thức được bay thử nghiệm và phi công điều khiển là Thiếu tá Susumu Takaoka thuộc Hải quân Nhật Bản.

So với Me 262, khung thân của Kikka nhỏ hơn và mang nhiều nét thiết kế của các dòng máy bay chiến đấu do Nhật Bản phát triển vào thời đó với cánh đuôi và cánh chính thẳng. Thậm chí bộ phận hạ cánh chính Kikka cũng được tận dụng từ mẫu tiêm kích hạng nhẹ huyền thoại của Nhật Bản là A6M Zero và mẫu máy bay ném bom Yokosuka P1Y.

Dù đạt được bước tiến khá lớn nhưng chương trình phát triển Nakajima Kikka tiếp theo sau đó lại không mấy suôn sẻ, dù vậy vào thời điểm đó Nakajima đã hoàn tất việc sản xuất hai nguyên mẫu gần như hoàn chỉnh của Kikka cùng với đó là từ 18 đến 25 khung máy bay được sản xuất sẵn.

Tuy nhiên mọi cố gắng của Hải quân Nhật Bản trong việc phát triển Nakajima Kikka đã gần như vô ích khi nước này đầu hàng quân Đồng minh 2/9/1945, và điều này kéo theo sự chấm dứt của chương trình phát triển Nakajima Kikka. Và khi Mỹ tiến hành giải giáp quân Nhật thì Nakajima Kikka lại trở thành chiến lợi không thể nào tốt hơn cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu phản lực của Quân đội Mỹ. Trong ảnh là một trong hai nguyên mẫu Nakajima Kikka được Quân đội Mỹ chuyển về nước này để nghiên cứu.

Dù hai nguyên mẫu được đưa về Mỹ nhưng chúng đều không hoàn thiện, tuy nhiên nhờ giành được gần như nguyên vẹn nhà máy của Nakajima nên việc kiếm các bộ phận thay thế cho Nakajima Kikka vẫn khá dễ dàng. Trong ảnh là một chiếc Kikka tại Căn cứ Không quân Hải quân Patuxent River tại Maryland, Mỹ 1946.

Có một điều khá thú vị là trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc Nhật Bản đã phát triển khá nhiều biến thể của Nakajima Kikka gồm biến thể hai chỗ ngồi dành cho huấn luyện, biến thể trinh sát tiêm kích và biến thể tiêm kích với hệ thống vũ khí chính gồm 2 pháo tự động Type 5 30mm cùng 50 viên đạn. Trong ảnh là nguyên mẫu còn lại của Nakajima Kikka vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Hàng không và Không quân Quốc gia Mỹ.

Hệ thống động cơ phản lực của Nakajima Kikka cũng được phát triển dựa trên mẫu động cơ phản lực BMW 003 của Đức với nguyên mẫu Ishikawajima Ne-20 có công suất 4.66 kN cho mỗi chiếc. Nakajima Kikka có vận tốc bay tối đa khoảng 696km/h với tầm hoạt động 1.778km. Ảnh: Nguyên mẫu động cơ phản lực Ne-20 được trưng bày tại Mỹ.

Trọng lượng cất cánh tối đa của Nakajima Kikka là 3,9 tấn với sải cánh chính dài 10m và có trọng lượng khoảng 2,3 tấn. Sau khi được chuyển về Mỹ và được hoàn thiện một chiếc Nakajima Kikka đã có thể bay liên tục trong 11 giờ và 46 phút trong một chuyến bay thử nghiệm.

Theo Kiến thức

Exit mobile version