Nguyễn Xuân Phúc nghỉ để đổi lại lời hứa ‘không bị truy tố’

Nghe đọc bài

Nhà quan sát cho rằng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý ra đi một cách lặng lẽ để đổi lấy lời hứa rằng, ông và những người thân trong gia đình sẽ không bị truy tố. Con rể của Phúc hiện là phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, còn con gái ông được cho là đứng đầu một số doanh nghiệp tư nhân.

Dù bằng chứng liên kết Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các âm mưu tham nhũng liên quan đến COVID-19 do các quan chức chính phủ Việt Nam dàn dựng khá mong manh, nhưng nó đã cung cấp cho kẻ thù của ông cách giải thích thuận tiện cho việc từ chức được cho là tự nguyện của ông vào ngày 17 tháng 1.

Trong thông cáo đưa ra sau phiên họp bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, không có dấu hiệu nào cho thấy, ông Phúc hay hai tuần trước đó là hai phó thủ tướng được đánh giá cao, đã bị kẻ thù phe nhóm triệt hạ.

Theo thông cáo: “Ông Nguyễn Xuân Phúc đã nhận trách nhiệm chính trị… với tư cách là người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu”.

Thông cáo nói rằng, 16 ủy viên còn lại của Bộ Chính trị CSVN đã đồng ý với thỉnh nguyện của Phúc, và việc từ chức của ông sẽ được Quốc hội chính thức phê chuẩn, có lẽ trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày, bắt đầu vào ngày 19 tháng 1.

Lễ hội Tịch điền Tết này vắng bóng Nguyễn Xuân Phúc

Được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kéo lên từ vị trí còn mờ nhạt (bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam), Phúc đã thể hiện xuất sắc vai trò chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ của Dũng và vài năm sau đó là Phó Thủ tướng thường trực của ông. Khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, chủ tịch nước lúc đó, liên kết, buộc Dũng phải rời chính trường, Phúc đã đứng bên lề và được ban thưởng chức thủ tướng.

Phúc cũng được đánh giá cao trên cương vị thủ tướng từ năm 2016-2021. Sau đó, khi Đại hội lần thứ 13 đến gần vào tháng 1 năm 2021, ông định tranh làm người kế nhiệm ông Trọng trong vai trò tổng bí thư Đảng nhưng phải chấp nhận chức vụ tương đối không quyền lực là chủ tịch nước. Không thuyết phục được ủy ban trung ương đảng bầu Trần Quốc Vượng, phụ tá chống tham nhũng chính yếu của mình làm tổng bí thư mới, Trọng đã tự đứng lên và giành được nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có cho chức vụ đó.

Có lẽ vì đã cả gan dám thách thức Trọng, Phúc trong tư cách là chủ tịch nước phải đối mặt với sự thù địch từ nhóm người thân cận của Trọng, và thêm vào đó, từ cái gọi là phe Bộ Công an bao gồm người kế nhiệm chức thủ tướng của Phúc, Phạm Minh Chính. Bây giờ, rõ ràng là họ đã tìm cách hạ bệ ông.

Việc buộc các Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam phải nghỉ hưu vào đầu tháng này đã tước bỏ những đồng minh quan trọng ra khỏi Phúc.

Cái để đánh bật Phúc văng khỏi chức vụ được đồn đoán là, bằng chứng cho thấy cháu gái của bà Phúc, cũng là một nữ doanh nhân giàu có, vốn là cộng sự thân thiết của gia đình vợ ông, và là cổ đông lớn của Công ty Cung ứng Y tế Việt Á, và do đó, có vai trò quan trọng trong “vụ bê bối Việt Á” đã làm rung chuyển cả nước một năm trước.

Nguyễn Thị Thanh Thủy, em chú bác của ông Phúc, và Giám đốc SNB Holdings Nguyễn Bạch Thùy Linh, đã bị bắt vào ngày 4 tháng 1, nâng tổng số người bị bắt giữ lên đến 104 người cho đến nay, vì liên quan đến vụ Việt Á. Do đó, có thể có bàn tay đen tối đứng sau vụ bê bối này quả thực là những người trong gia đình Phúc, nếu không phải là chính ông ta.

Với nhiều năm chồng chất chỉ trích trong nội bộ đảng về các thương vụ bất động sản của bà Phúc, điều này dường như đã củng cố sự đồng thuận của Bộ Chính trị rằng, Phúc phải ra đi, và sẽ được thay bằng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm hoặc chính Tổng Bí thư Trọng sẽ lại kiêm nhiệm chức tổng bí thư và chủ tịch nước.

Người ta tin rằng, Phúc đã đồng ý ra đi một cách lặng lẽ để đổi lấy lời hứa rằng, ông và những người thân trong gia đình sẽ không bị truy tố. Con rể của Phúc hiện là phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, còn con gái ông được cho là đứng đầu một số doanh nghiệp tư nhân.

Người kế nhiệm ông Phúc làm Chủ tịch nước, theo đồn đoán là Tô Lâm, 65 tuổi, một tướng công an, đứng đầu Bộ Công an Việt Nam kể từ tháng 4 năm 2016. Ông được công chúng biết đến nhiều nhất qua sự hớ hênh trong chuyến công du ngoại giao cấp cao đầu tiên của mình: Tô Lâm bị rò rỉ video clip cho thấy được cho ăn món bò bít tết dát vàng, trị giá 2.000 USD, tại một nhà hàng sang trọng ở London.

David Brown

Bài liên quan

Nguyễn Phú Trọng có trách nhiệm gì vụ Nguyễn Xuân Phúc mất ghế?