Home Thế Giới Mỹ đòi LHQ bàn về vi phạm nhân quyền của TQ

Mỹ đòi LHQ bàn về vi phạm nhân quyền của TQ

Trại cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ
Nghe đọc bài

Nghị quyết do Mỹ đưa ra ngày 26/9 sẽ được hội đồng 47 thành viên biểu quyết vào tuần tới.

Hoa Kỳ ngày 26/9 kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tổ chức một cuộc tranh luận về các vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc, sau một phúc trình cảnh báo về những tội ác chống nhân loại khả dĩ.

Washington trình dự thảo nghị quyết đầu tiên lên cơ quan nhân quyền hàng đầu của Liên hiệp quốc chú trọng vào Trung Quốc, yêu cầu “tổ chức một cuộc tranh luận về tình hình nhân quyền ở khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương” trong phiên họp tiếp theo của hội đồng.

Văn bản dự thảo được đồng bảo trợ bởi Anh, Canada, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland và Na Uy.

Trung Quốc đang bị chú ý gắt gao sau khi cựu trưởng Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc Michelle Bachelet công bố báo cáo về Tân Cương vào tháng trước, nêu lên khả năng phạm tội ác chống nhân loại.

Báo cáo được công bố vào ngày 31 tháng 8 chỉ vài phút trước khi nhiệm kỳ của bà Bachelet kết thúc, nêu bật những cáo buộc “đáng tin cậy” về tra tấn tràn lan, giam giữ tùy tiện và vi phạm quyền tôn giáo và sinh sản.

Báo cáo mang lại sự chứng thực của Liên hiệp quốc đối với những cáo buộc lâu nay của các nhà vận động và những người khác, những người cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, bao gồm việc giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác và cưỡng bức phụ nữ triệt sản.

Bắc Kinh đã kịch liệt bác bỏ những cáo buộc như vậy và chỉ trích báo cáo, đồng thời tố cáo ngược lại Liên hiệp quốc là trở thành “thảo khấu đồng lõa của Mỹ và phương Tây”.

Trung Quốc khẳng định họ đang điều hành các trung tâm đào tạo nghề trong khu vực này để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Các nước phương Tây và đồng minh đã chịu áp lực lớn từ các tổ chức nhân quyền và những tổ chức khác để đưa ra nghị quyết của hội đồng lên án các vi phạm bị cáo giác, hoặc thậm chí ra lệnh điều tra.

Giữa các cuộc tham vấn ngoại giao ráo riết trong những tuần gần đây, dường như có sự đồng thuận rằng không làm gì cả không phải là một giải pháp.

Nhưng cũng có lo ngại rằng một nghị quyết thất bại sẽ báo hiệu sự thay đổi cán cân quyền lực và làm suy yếu hội đồng.

Nghị quyết do Mỹ đưa ra ngày 26/9 sẽ được hội đồng 47 thành viên biểu quyết vào tuần tới.

Exit mobile version