Liệu Putin có bị… điên?

Dường như Tổng thống Nga Vladmir Putin bị mắc kẹt trong thế giới khép kín do chính ông tạo nên. Courtesy of Getty
Nghe đọc bài

Đây là câu hỏi mà nhiều người tại phương Tây đã đặt ra, thế nhưng ít chuyên gia xem trọng ý kiến này.

Một nhà tâm lý học chuyên lĩnh vực này nói rằng là một sai lầm nếu đặt ra giả thuyết khi không hiểu lý do như xâm lược Ukraine, và cho rằng người đưa ra quyết định đó bị “điên”.

CIA có một đội ngũ thực hiện “phân tích lãnh đạo” đối với những người đưa ra quyết định ở nước ngoài, và sử dụng một nguyên tắc truyền thống đã dùng để hiểu Hitler. Họ đã nghiên cứu tiểu sử, mối quan hệ, sức khỏe, sử dụng thông tin tình báo mật.

Một nguồn tin khác là từ người có tiếp xúc trực tiếp với những lãnh đạo này. Vào năm 2014, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel theo thông tin đã nói với cựu Tổng thống Mỹ Obama rằng ông Putin đang sống “trong một thế giới khác”. Trong khi đó, Tổng thống Macron lúc ngồi với ông Putin gần đây được cho đã phát hiện nhà lãnh đạo Nga “khắt khe, cô lập hơn” so với những cuộc gặp trước đây.

Ông Putin thường giữ khoảng cách với người khác tại tất cả các cuộc họp. Courtesy of AFP

“Vòng tròn khép kín của Putin”

Một số người suy đoán mà không có nhiều bằng chứng, rằng sức khỏe của ông hiện kém hơn là do tác dụng của một số loại thuốc. Số khác thì chỉ ra những tác nhân tâm lý như thời gian của ông đang cạn dần để thực thi điều mà ông xem là định mệnh của mình trong việc bảo vệ nước Nga và phục hồi sự vĩ đại của quốc gia. Có thể thấy Putin đã cách ly mình với người khác trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 và điều này có thể đã có tác động về tâm lý.

“Putin có thể không bị bệnh tâm thần, hay ông ta cũng không thay đổi, mặc dù ông ta vội vã hơn và có thể tách biệt hơn trong những năm gần đây,” Ken Dekleva, cựu bác sĩ chính phủ và nhà ngoại giao Mỹ, hiện là nghiên cứu cấp cao tại Quỹ George HW Bush Foundation for US-China Relations cho biết.

Thế nhưng mối quan ngại là thông tin đáng tin cậy vẫn có thể không thể đến được được vòng tròn khép kín của Putin. Các cơ quan tình báo của ông ta đã chần chừ trước cuộc xâm lược trong việc nói những điều mà Putin không muốn nghe, đưa ra những ước tính màu hồng về diễn tiến của cuộc xâm lược và binh sĩ Nga sẽ được đón nhận như thế nào trước cuộc chiến tranh.

Vào tuần này, một quan chức phương Tây nói rằng Putin có thể không có những phân tích về tình hình bất lợi cho quân đội Nga ra sao như giới tình báo phương Tây có được. Điều này dẫn đến quan ngại rằng ông ta có thể phản ứng như thế nào khi phải đối mặt với tình hình xấu đi cho phía Nga tại Ukraine.

Hình ảnh cho thấy ông Putin phô trương cơ bắp như để chứng tỏ mình đang khỏe mạnh. Courtesy of AFP

Ông Putin từng kể lại câu chuyện đuổi bắt một con chuột khi còn nhỏ. Khi dồn con chuột đến góc tường thì con chuột ấy phản ứng bằng cách tấn công ông ta, khiến cậu bé Vladimir phải bỏ chạy. Câu hỏi đặt ra cho giới hoạch định chính sách phương Tây đó là liệu Putin có đang bị dồn vào chân tường hay không?

“Câu hỏi thật sự là liệu ông ta có tiếp tục thẳng tay và khiến tình hình leo thang hơn nữa về các hệ thống vũ khí ông ta sẽ sử dụng,” một quan chức phương Tây nói. Và cũng có mối quan ngại rằng ông ta có thể sử dụng các vũ khí hóa học hoặc thậm chí vũ khí hạt nhân chiến lược.

“Lo ngại hiện nay là ông ta có thể làm chuyện không thể tin được đó là bấm chiếc nút [hạt nhân] tàn ác đó”, Giáo sư Adrian Furnham nói.

Chính Putin cũng tự mình tạo nên cảm nhận rằng ông ta nguy hiểm và thậm chí phi lý – đây là một chiêu thức phổ biến (thường được gọi là Thuyết “người điên”) theo đó người nào có vũ khí hạt nhân thì sẽ tìm cách khiến kẻ thù chùn bước bằng cách cho thấy là người này đủ điên để sử dụng chúng bất chấp khả năng là tất cả cùng chết.

Đối với giới tình báo và các nhà làm chính sách phương Tây, việc hiểu ý đồ và tư duy của Putin là quan trọng nhất. Việc tiên đoán phản ứng của ông ta là mang tính sống còn trong việc tìm cách không để ông ta kích hoạt một phản ứng nguy hiểm.

(Theo BBC)