Góp ý chân thành cho đảng là… đi tù

“Ở Việt Nam, cái lằn ranh giữa phản biện và ‘chống đối’ đường lối lãnh đạo của đảng và nhà nước rất là mong manh. Giữa phản biện và ‘phản động’, cái ranh giới hầu như không được xác định một cách rõ ràng,” nhà quan sát cho hay.

Hôm 2/2, Bộ Công an Việt Nam bắt giam ông Nguyễn Sơn Lộ, cựu viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển SENA ở Hà Nội, theo cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do, dân chủ”. Việc bắt ông diễn ra sau hơn 6 tháng bộ này tiến hành điều tra và nói rằng ông có dấu hiệu “tiếp tục phạm tội”.

Giới quan sát lên tiếng rằng việc bắt bớ và sách nhiễu các tiếng nói phản biện của trí thức Việt Nam như trường hợp của ông Lộ là đáng báo động.

Trước đó, vào ngày 27/7/2022, cơ quan này đã khởi tố ông Lộ về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự, đồng thời khám xét chỗ ở và nơi làm việc, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh đối với ông.

“Trong quá trình điều tra vụ án, bị can Nguyễn Sơn Lộ có dấu hiệu tiếp tục phạm tội”, bộ này cho biết thêm, nhưng không nêu chi tiết.

Nguyễn Phú Trọng tự ngồi xổm lên pháp luật, tự in sách ca ngợi mình và không cần ai góp ý

Ông Nguyễn Sơn Lộ, 74 tuổi, là một trong những trí thức có tên tuổi ở Việt Nam trong thời gian qua. Viện SENA của ông thường được dùng làm nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị khá nhạy cảm như các hội thảo về chủ quyền biển đảo hay lên tiếng bảo vệ người dân Ukraine trong cuộc chiến với Nga…

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, người từng chứng kiến việc một cuộc hội thảo về Biển Đông và hải đảo Việt Nam tại hội trường của Viện SENA bị ngắt điện trước đây, chia sẻ:

“Ở Việt Nam, cái lằn ranh giữa phản biện và ‘chống đối’ đường lối lãnh đạo của đảng và nhà nước rất là mong manh. Giữa phản biện và ‘phản động’, cái ranh giới hầu như không được xác định một cách rõ ràng!”

“Có rất nhiều người có tâm để phản biện, góp ý cho đảng và nhà nước về những chính sách sai lầm chưa phù hợp đối với cuộc sống của người dân, đối với sự phát triển đất nước. Nhưng bên cạnh đó, có những ý kiến bị quy chụp là ‘phá hoại’ đường lối chính sách…”

Tôi tiếc rằng lại thêm một trí thức lớn nữa lại vướng vào vòng lao lý, nhất là vướng vào Điều 331 của BLHS”.

“Đó là một điều đáng tiếc trong tình hình hiện nay khi mà Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, của dư luận quốc tế, để tập trung xây dựng kinh tế, tập trung sức mạnh để bảo vệ chủ quyền quốc gia”.

Viện SENA do ông Nguyễn Sơn Lộ thành lập từ năm 1992, là đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập, trực thuộc Liên hiệp Các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Hồi đầu tháng 7/2022, cơ quan này đình đình chỉ hoạt động của Viện SENA. “Việc đình chỉ nhằm thực hiện thủ tục giải thể Viện SENA do vi phạm quy định về thành lập, đăng ký hoạt động và giải thể tổ chức khoa học và công nghệ”, theo báo Pháp Luật TP.HCM.

Trang này cho biết rằng chính quyền thành phố Hà Nội từng có quyết định thu hồi căn nhà nơi đặt văn phòng của Viện SENA để mở rộng trụ sở làm việc cho Công an quận Ba Đình, nhưng ông Lộ phản đối quyết định này và gửi thư khiếu nại đến nhiều nơi.

(Theo VOA)