Giám sát viên Quận Cam Andrew Đỗ bị tấn công và cáo buộc ‘cố biến Quận Cam thành Cộng sản’, sau đó đuổi ông về Việt Nam

Cuộc họp của Hội Đồng Giám Sát Quận Cam trong tuần này chứng kiến lời lẽ bài ngoại đổ lên vị chủ tịch người Mỹ gốc Việt, Andrew Đỗ. (nguồn: https://laist.com)

Suốt đại dịch, những nhà hoạt động chống thuốc chích ngừa đã tham dự nhiều cuộc họp của Hội Đồng Giám Sát Quận Cam để tập họp chống chích thuốc ngừa, chống các yêu cầu đeo khẩu trang và lệnh ở trong nhà, liên kết chúng [những lệnh này] với các sắc lệnh được ban hành dưới các chế độ Đức Quốc Xã và Cộng Sản, theo bản tin hôm Thứ Sáu, 30 tháng 7 năm 2021, của trang mạng https://laist.com cho biết.

Nhưng cuộc họp bất kham trong tuần này, tình cảm chống thuốc chích ngừa biến thành một làn sóng kỳ thị chủng tộc và bài ngoại nhắm vào Giám Sát Viên Andrew Đỗ, cũng là chủ tịch hội đồng, là người di dân tị nạn Việt Nam. Trong vai trò chủ tịch hội đồng của ông, ông đã lãnh đạo các nỗ lực ngăn chận Covid của quận [Quận Cam].

Một người phát biểu tự xác nhận là Tyler Durden, một vai trong phim Fight Club, chỉ trích các chính sách cách ly Covid của Việt Nam và nói với ông Đỗ: “Ông đến đất nước của tôi, và ông hành động giống như một trong những ký sinh trùng cộng sản. Tôi yêu cầu ông trở về lại Việt Nam [chửi thề lời tục tĩu]!”

Đỗ là một người tị nạn mà gia đình ông đã chạy thoát khỏi chế độ cộng sản tại Việt nam và đã sống ở Hoa Kỳ 46 năm.

Một người phát biểu khác nói: “Ông có gan đến đây và cố biến đất nước của chúng tôi, hỡi Andrew Do, thành nước cộng sản. Xấu hổ ông quá!”

“Ông đã nói về việc chạy thoát cộng sản sáng nay,” theo một người phát biểu khác. “Tại sao ông mang theo cộng sản tới Quận Cam? Chúng tôi muốn tự do. Chúng tôi là người Mỹ, chúng tôi có tự do.”

Các cuộc tấn công hôm Thứ Ba tuần này vào ông Đỗ đã dẫn tới nhiều lên án bởi các chính trị gia người Mỹ gốc Á khác từ Quận Cam, một trong số đó là những nhà Dân Chủ cấp tiến người thường thấy mình ở phía đối lập với vị giám sát viên, là người Cộng Hòa bảo thủ.

“Nó thật là kinh khủng,” theo Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang California Dave Min, Dân Chủ-Irvine. Các chính trị gia người Mỹ gốc Á từng nhận nhiều email và voicemail kỳ thị chủng tộc, nhưng Min nói rằng  lời cay độc nhắm thẳng vào ông Đỗ “là thật sự khác hẳn.”

“Đây là một diễn đàn công khai mà trong đó nhiều người dân đã cảm thấy như họ có đi ra, biết họ đang bị quay hình, và các tuyên bố kỳ thị chủng tộc cực đoan và kinh tởm,” theo Min nói.

“Nó thật sự tổn thương,” theo Thai Viet Phan, nghị viên thành phố Santa Ana là người Mỹ gốc Việt và đã bị cáo buộc là cộng sản bởi những kẻ thù chính trị. Nói tới người đàn ông đã bảo ông Đỗ trở lại Việt Nam, bà Phan, Dân Chủ, nói rằng, “Tôi cảm thấy trong lòng dạ của tôi rằng ông ấy thực sự muốn nói thế.”

Về phần mình, Đỗ nói rằng ông không muốn làm leo thang những lời nói cay độc phân biệt chủng tộc mà ông cho biết ông thường đối diện trong 6 năm làm việc giám sát, mà ông mô tả như đang ngày càng tồi tệ hơn bởi vì lời lẽ kỳ thị chủng tộc của cựu Tổng Thống Trump, vì thế ông bày tỏ sự phản ứng nhẹ nhàng trong các cuộc họp.

Nhưng ông nói rằng bị đuổi về lại Việt Nam trong cuộc họp hội đồng giám sát là “đã vượt qua lằn ranh.”

“Đó là điều mà làm cho tôi ngạc nhiên,” theo Đỗ phát biểu. “Tôi không bao giờ nghĩ từ lúc đến đây vào thập niên 1970s, tôi sẽ sống một lần nữa nơi mà cái loại chỉ trích đó sẽ được sử dụng để chống tôi.”

Long Bui, phó giáo sư về nghiên cứu quốc tế tại Đại Học UC Irvine, cho biết trong một email rằng ông không ngạc nhiên rằng những người biểu tình chống thuốc chích ngừa đã vũ khí hóa di sản Việt Nam của ông Đỗ để chống lại ông ấy, bởi vì “sự đồng quy của tình cảm chống chính quyền với quyền lực người da trắng và chủ nghĩa dân tộc.”

Những người chống thuốc chích ngừa, theo Bui nói, “thay thế cảm giác phẫn nộ của họ lên những người di dân ngoại quốc.”

“Những kinh nghiệm quốc tế và hậu chiến của họ không được hiểu bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc, là những người không hiểu tại sao chúng ta ở đây và tại sao chúng ta tin vào điều mà chúng ta tin,” theo Bui nói.

Quận Cam là quê nhà tập trung lớn nhất người Việt bên ngoài Việt Nam, nhiều người đến đây là tị nạn và kiên trì chống cộng sản.

“Cả gia đình tôi đã mất sạch mọi thứ bởi vì chúng tôi là người miền nam và rồi chúng tôi đã chạy trốn cộng sản,” theo Phan nói. “Vì thế, quan niệm rằng những người tị nạn Việt Nam đang cố tuyên truyền ý thức hệ đó ở đây là ngớ ngẩn.”

Nhiều người Mỹ gốc Á là những người trông thấy cách ông Đỗ bị đối xử đã khiến cho họ tin rằng họ cũng sẽ bị kỳ thị chủng tộc, đặc biệt trong thời gian nhiều sự kiện chống người gốc Á gia tăng, theo TNS Min.

Theo Việt Báo