‘Gấu’ trở lại, tặng ngay Trung Quốc hai ‘cú đấm thép’: Đòn 1 choáng váng, đòn 2 điếng người

Theo nhà phân tích Akshay Narang, khi Mỹ tự tách mình ra khỏi châu Phi, Trung Quốc đã tìm cách lao vào để lấp đầy khoảng trống. Tuy nhiên giờ đây, Bắc Kinh đang gặp phải vô số khó khăn khi Nga tìm cách chống lại Sáng kiến Vành đai & Con đường (BRI) của Bắc Kinh ở Lục địa châu Phi.

NGA THÚC ĐẨY NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN Ở CHÂU PHI

Chính sách ngoại giao năng lượng của Nga tại châu Phi đã được thực thi trong hai thập kỷ qua. Moscow đã có nhiều nỗ lực để giúp lục địa châu Phi vượt qua tình trạng thiếu hụt năng lượng.

Moscow đã ký nhiều thỏa thuận năng lượng hạt nhân với những quốc gia châu Phi sẵn sàng sử dụng nguồn năng lượng này của Nga. Trong năm ngoái, quốc hội Rwanda đã thông qua kế hoạch cho tập đoàn Rosatom [một trong những tập đoàn hạt nhân lớn nhất thế giới thuộc sở hữu của nhà nước Nga] xây dựng một trung tâm nghiên cứu hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân ở thủ đô Kigali.

Ngoài Rwanda, Rosatom đã ký các thỏa thuận tương tự với Ethiopia, Nigeria và Zambia. Trong khi đó, Ghana, Uganda, Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo cũng đã có những giao dịch với tập đoàn năng lượng hạt nhân của Nga.

Gấu trở lại, tặng ngay Trung Quốc hai cú đấm thép: Đòn 1 choáng váng, đòn 2 điếng người - Ảnh 1.

Nga đã ký nhiều thỏa thuận năng lượng với các quốc gia châu Phi (Ảnh minh họa. Nguồn: DW)

NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN:

NGA VƯỢT MẶT TRUNG QUỐC

Moscow hiện là “người chơi” duy nhất ở châu Phi khi đề cập tới lĩnh vực ngoại giao năng lượng hạt nhân. Mỹ vẫn do dự hợp tác trong các dự án hạt nhân dân sự bởi chất thải mà các lò phản ứng hạt nhân tạo ra sẽ giải phóng một loại năng lượng được dùng như nguyên liệu thô trong các chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, khả năng một số quốc gia châu Phi phát triển năng lực tấn công hạt nhân để bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia là điều khó có thể xem nhẹ.

Về phần mình, Nga hiểu rằng nếu nước này không đầu tư vào năng lượng hạt nhân tại lục địa châu Phi – nơi đang thiếu hụt năng lượng – thì Trung Quốc sẽ bắt đầu nhảy vào. Do đó, Moscow đang tích cực hỗ trợ châu Phi thúc đẩy chu kỳ công nghiệp hóa tiếp theo bằng năng lượng hạt nhân. Trong tiến trình này, Nga sẽ hất cẳng Trung Quốc ra khỏi lĩnh vực năng lượng khổng lồ ở châu Phi.

ẢNH HƯỞNG CỦA NGA Ở CHÂU PHI NGÀY CÀNG TĂNG

Nga vốn có tầm ảnh hưởng lớn ở lục địa châu Phi. Trong thời kỳ Xô Viết, Moscow đã thúc đẩy xu hướng chống thuộc địa ở lục địa này bằng cách hậu thuẫn cho các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và các phong trào giải phóng nhằm loại bỏ các cường quốc châu Âu.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã hỗ trợ an ninh và kinh tế cho các nước như Ghana, Guinea, Mali, Algeria, Ethiopia, Libya, Angola, Mozambique và Zimbabwe.

Gấu trở lại, tặng ngay Trung Quốc hai cú đấm thép: Đòn 1 choáng váng, đòn 2 điếng người - Ảnh 3.

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed (thứ 4 bên trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ 2 bên phải) trong cuộc hội đàm Nga-Ethiopia bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi năm 2019 tại Công viên Khoa học và Nghệ thuật Sirius. (Ảnh: TASS)

Sau khi Liên Xô tan tã, ảnh hưởng của Moscow tại châu Phi bắt đầu suy yếu. Trung Quốc thì dường như đang lan rộng các ‘xúc tu’ của mình ở lục địa giàu tài nguyên này.

Do vậy, Nga đang dựa trên ảnh hưởng trước đây của mình để hồi sinh sự hiện diện ở châu Phi. Trên khắp lục địa châu Phi, nhiều chế độ đang ngày càng theo xu hướng thân Nga.

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI LO SỢ?

Ông Narang nhận định, đối với Trung Quốc, sự can dự ngày càng gia tăng của Nga vào châu Phi là điều không thể chấp nhận được. Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào lục địa châu Phi. Ở cấp độ song phương, nước này đã đầu tư vào 52 trong tổng số 54 quốc gia châu Phi. Bắc Kinh cũng tuyên bố rằng, 49 quốc gia châu Phi đã ký Biên bản ghi nhớ Vành đai & Con đường (BRI) với Trung Quốc.

Trên thực tế, Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ BRI với Liên minh châu Phi (AU) và hơn một nửa số quốc gia nhận được các khoản vay BRI đều nằm ở châu Phi. Tất nhiên, các khoản vay BRI này mang tính chất săn mồi và là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm đánh cắp nguồn tài nguyên rộng lớn của châu Phi.

Gấu trở lại, tặng ngay Trung Quốc hai cú đấm thép: Đòn 1 choáng váng, đòn 2 điếng người - Ảnh 4.

Trung Quốc đang lo sợ việc Nga quay trơ rlaij và mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Phi (Ảnh minh họa. Reuters)

Tuy nhiên, kế hoạch của Trung Quốc đã không thể diễn ra suôn sẻ. Tầm ảnh hưởng được mở rộng của Nga ở châu Phi đã khiến xu hướng chống Trung Quốc gia tăng ở lục địa này. Nhiều nơi đã bắt đầu đặt dấu hỏi về động cơ của Bắc Kinh ở châu Phi.

TIN LIÊN QUAN

Bồi thêm vào nỗi phiền muộn của Trung Quốc, Nga đang tích cực thúc đẩy kế hoạch trở thành nhà cung cấp năng lượng hạt nhân lớn nhất tại khu vực này, điều đó sẽ biến Moscow thành ‘người chơi’ quyền lực nhất trong lục địa giàu tài nguyên.

“Sự gia tăng ảnh hưởng của Nga ở châu Phi rõ ràng là cái giá mà Bắc Kinh phải trả” – Ông Narang kết luận.