Đồng minh quay lưng, Mỹ thất thế trong cuộc đua tên lửa với Nga ở châu Âu: NATO rạn nứt!

Kế hoạch triển khai tên lửa hạt nhân đến châu Âu của Mỹ đang vấp phải sự phản đối của nhiều nước thành viên NATO, bởi họ lo sợ muốn cuộc chiến với người Nga.

Nghe đọc bài

Theo Defense News, một số nước thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể sẽ bắt tay nhau đưa ra một nghị quyết chung nhằm ngăn cản liên minh quân sự này cho phép Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân ở châu Âu.

Vấn đề này sẽ được NATO đưa ra thảo luận trong một hội nghị có sự tham gia của các nguyên thủ các nước thành viên của tổ chức, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Brussels vào ngày 14/6 tới đây.

Defense News dẫn nguồn tin từ Thượng viện Mỹ và một nguồn tin ngoại giao từ châu Âu cho biết, lập trường trên của các nước NATO được xem là phù hợp nhằm giảm đối đầu quân sự không đáng có với người Nga.

Đồng minh quay lưng, Mỹ thất thế trong cuộc đua tên lửa với Nga ở châu Âu: NATO rạn nứt! - Ảnh 1.

Các nước thành viên NATO lo ngại việc Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân đến châu Âu có thể dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự không đáng có với người Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Tổng thư ký Jens Stoltenberg trước đó cũng không ủng hộ việc Mỹ triển khai tên lửa có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân đến châu Âu, kể cả khi kế hoạch này chỉ mới là ý tưởng.

Đây cũng bước đi chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 16/6 tới đây.

Nếu lệnh cấm triển khai tên lửa hạt nhân ở châu Âu được NATO thông qua tại hội nghị ở Brussels sắp tới thì Tổng thống Biden có thể sẽ là người được chọn để đưa ra một tuyên bố chung về vấn đề này.

Về cơ bản một nghị quyết như trên không chỉ nhận được sự ủng hộ của giới chuyên gia mà cả từ các quan chức Lầu Năm Góc, bởi việc vận chuyển các tên lửa hạt nhân từ Mỹ sang châu Âu, đồng thời triển khai chúng trong trạng thái chiến đấu không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Phía Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi triển khai các tên lửa hành trình 9М729 trên các hệ thống phóng trên mặt đất. Tất nhiên Moscow phủ nhận các cáo buộc và khẳng định vẫn tuân thủ INF.

Tổng thống Nga Putin sau đó đã công bố các sáng kiến ​​mới nhằm giải quyết tình hình trước những căng thẳng ngày càng gia tăng ở châu Âu sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF. Một trong số này là không triển khai 9М729 ở các phần lãnh thổ của Nga tiếp giáp với châu Âu và NATO cũng phải có động thái tương tự.

Ông Putin cũng tổ chức thanh sát chéo các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore với bệ phóng Mk-41 tại các căn cứ của Mỹ và NATO ở châu Âu và tên lửa 9M729 của Nga đặt tại Kaliningrad, Nga.

Theo Soha