Home Việt Nam Đặng Đình Bách ‘tuyệt thực đến chết’ để phản đối bản án

Đặng Đình Bách ‘tuyệt thực đến chết’ để phản đối bản án

Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD), đang thụ án 5 năm tù
Nghe đọc bài

“Tôi sẽ tuyệt thực đến chết, yêu cầu trả lại công lý và tự do cho tôi ngay lập tức và vô điều kiện,” ông Đặng Đình Bách nói từ nhà tù.

Từ hôm 24/5 – 24/6, ông Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD), người đang thụ án 5 năm tù, quyết định sẽ tuyệt thực.

“Trong lần gia đình vào thăm gần đây. Anh Bách đã sút 10kg. Anh nói “Tôi sẽ tuyệt thực đến chết, yêu cầu trả lại công lý và tự do cho tôi ngay lập tức và vô điều kiện,” bà Trần Phương Thảo, vợ ông Bách, nói.

Ông Bách, thông qua gia đình, gửi tới chính quyền những lời sau:
“Tôi khẩn thiết yêu cầu Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam cân nhắc lại việc coi các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động xã hội là mối đe dọa an ninh chính trị để từ đó dừng việc bắt bớ vô cớ và khép tội oan sai. Đồng thời đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững một cách thực chất và có trách nhiệm, bao gồm và không giới hạn về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và quyền con người.”

Đặng Đình Bách vào tù vì cáo buộc ngụy tạo, quy chụp ông “trốn thuế”

Bà Kate Holcombe, luật sư môi trường từ tổ chức Elaw, một trong những cơ quan từng hợp tác với tổ chức LPSD nói rằng tổ chức của bà tin ông Bách vô tội.

“Ông ấy đã luôn khẳng định mình vô tội và chúng tôi biết rằng ông đáng tin cậy. Ông luôn làm việc trong khuôn khổ pháp luật và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính phủ trong nhiều năm.

“Án tù của ông đặc biệt dài hơn những người bị tuyên với cùng tội danh.

“Bách bị điều tra bởi lực lượng an ninh quốc gia, chứ không phải là cục thuế, điều này đặc biệt không bình thường.

“Chúng tôi cũng biết rằng tòa án đã từ chối không nghe bào chữa của ông.

“Sự bất công trong thủ tục tố tụng và bản án hà khắc khiến chúng ta không khỏi thấy rằng ông bị nhắm tới vì những lý do nào khác chứ không phải vì thuế.”

Bà Kate cũng cho hay tổ chức của bà cùng một số tổ chức quốc tế khác sẵn sàng tuyệt thực để ủng hộ ông Bách từ ngày 24/5 – 24/6.

“Trong tình đoàn kết với Bách, chúng tôi sẽ cùng các đồng nghiệp trên khắp thế giới thực hiện một chiến dịch tuyệt thực ‘tiếp sức’ trong một tháng, từ 24/5 – 24/6. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng các cơ quan quốc tế, như UN, được thông về việc Bách bị đối xử ra sao và tình trạng của ông.”

Ngụy Thị Khanh được trả tự do sau 16 tháng tù, trong lúc Đặng Đình Bách, người duy nhất trong ‘Bộ Tứ’ kiên quyết không thỏa hiệp và chịu mức án nặng nhất – 5 năm.

“Bộ tứ Việt Nam” là cái tên mà Dự án 88 (Project88) gọi bốn nhà hoạt động môi trường tiêu biểu bị bỏ tù từ 2021-2022, gồm Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hồng Dương, Ngụy Thị Khanh với tội danh “trốn thuế”, sau khi họ tham gia hoạt động nhằm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhiệt điện than.

Trước khi bà Khanh được trả tự do, bà và ông Lợi, ông Dương sau khi nộp đầy đủ tiền bồi thường đã được giảm án. Trong khi đó án tù cho ông Bách vẫn giữ nguyên.

Bà Trần Phương Thảo vợ ông Bách vẫn nhớ một ngày tháng 6/2021, lực lượng hùng hậu gồm công an, cảnh sát khu vực, tổ trưởng khu phố, dân phòng… bất ngờ ập vào nhà. Họ bắt ông Bách đưa đi trong sự ngỡ ngàng của gia đình.

“Đoàn người vào khám nhà, tịch thu thiết bị các nhân viên và của mọi thành viên trong gia đình. Họ mang đi máy tính, điện thoại, thẻ ngân hàng, hồ sơ công ty, toàn bộ hệ thống máy tính của công ty và nhân viên,” bà Thảo nói.

Tuy nhiên, đoàn người không mang theo quyết định tống đạt hay bất ký văn bản nào nói lý do vì sao ông Bách bị bắt và ông sẽ bị giam ở đâu.

Cho tới khi ra tòa, bản thân ông Bách và gia đình chưa từng nhận được văn bản nào như vậy.

“Thời gian đó, cả gia đình tôi sống trong hoang mang tột độ về tính mạng của anh Bách. Cảm giác như anh bị bắt cóc. Không biết anh bị giam ở đâu, bao giờ được gặp luật sư, bao giờ được gặp gia đình. Không có bất cứ một thông tin nào,” bà Thảo nói.

Cả hai phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm ông Bách đều là xử kín, người nhà không nhận được giấy mời, cũng không được vào dự tòa.

Theo lời bà Thảo, luật sư của ông Bách không được mang máy tính, điện thoại, máy ghi âm vào tòa, cũng không được đứng gần thân chủ, không được sao chụp hồ sơ vụ án.

(Theo BBC)

Exit mobile version