Đại thắng mùa xuân 1975: Trước trận đánh thần tốc lịch sử

Nghe đọc bài

Chiến dịch mùa Xuân năm 1975 diễn ra ngay sau thắng lợi của Chiến dịch Đường 14 – Phước Long, có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên, cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là khả năng tái can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975 gồm ba chiến dịch liên tiếp nhau, gồm: Chiến dịch Tây Nguyên (4 – 24 tháng 3); Chiến dịch Giải phóng Huế – Đà Nẵng (21 – 29 tháng 3) và cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh (4 – 30 tháng 4).

Trong các chiến dịch lớn này còn bao gồm nhiều chiến dịch nhỏ hơn, để giải phóng các tỉnh, thành phố trong một khu vực. Đồng thời, cùng trong thời gian này còn có những chiến dịch diễn ra trên những địa bàn chiến lược khác như: Long Khánh – Xuân Lộc, Trường Sa và các đảo trên Biển Đông, các trận đánh trên các tuyến phòng thủ từ xa của Quân lực Việt Nam Cộng hòa như Tây Ninh – An Lộc – Dầu Tiếng, Phan Rang – Ninh Thuận…Binh lực của Quân giải phóngTheo một số hãng thông tấn phương Tây, Quân đội Nhân dân Việt Nam tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (kể cả các sư đoàn phòng thủ miền Bắc, không tham gia chiến đấu trực tiếp) gồm 23 sư đoàn bộ binh và các lực lượng khác.

Lực lượng tăng thiết giáp của Quân Giải phóng là 320 xe tăng, 250 xe bọc thép gồm các loại xe tăng T-34, T-54/55, pháo tự hành SU-100 của Liên Xô; xe tăng lội nước PT-76 của Ba Lan, các loại xe thiết giáp BTR-40/50/60/152 của Liên Xô, xe tăng chủ lực kiểu 59, xe thiết giáp K-63 của Trung Quốc. Ngoài ra còn có 679 xe ô tô các loại.
Pháo binh yểm hộ mặt đất là 88 pháo lớn; 1.561 pháo cỡ nhỏ, súng cối hoặc súng chống tăng không giật (ĐKZ), gồm các loại pháo nòng dài 130 mm, 122 mm và 85 mm; lựu pháo 105 mm; súng cối các cỡ nòng 120 mm, 81 mm; DKZ cỡ nòng 82 mm hoặc 73 mm; các dàn pháo phản lực H-12, BM-13 và BM-14.Lực lượng phòng không được trang bị tên lửa SAM-2; 343 pháo phòng không các loại (gồm các cỡ 100 mm, 57 mm, và 37 mm). Các đơn vị bộ binh có súng máy phòng không các cỡ 14,5 mm và 12,7 mm, một số đơn vị có thêm tên lửa vác vai Strela 2 để chống máy bay tầm thấp.Không quân (tham gia giai đoạn cuối) được trang bị 6 máy bay A-37 chiếm được của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại các sân bay Đà Nẵng và Thành Sơn.Hải quân có một số tàu phóng lôi, tàu tuần duyên cỡ nhỏ, tàu vận tải và xuồng chiến đấu.Bên cạnh lực lượng bộ đội chủ lực, chúng ta còn có sự ủng hộ của quần chủng nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng khởi nghĩa sâu rộng.Riêng ở Quân khu 9, trong nửa đầu tháng 4/1975 đã có hơn 9.000 thanh niên gia nhập quân Giải phóng, đưa tổng số tiểu đoàn quân chủ lực của quân khu từ 14 lên 23 tiểu đoàn. Quân khu 8 tuyển hơn 5.000 thanh niên, thành lập thêm 7 tiểu đoàn chủ lực. Nhiều tỉnh phát triển từ 3 lên 6 tiểu đoàn.Lực lượng khởi nghĩa được tổ chức thành đại đội, tiểu đoàn với số lượng hơn 10.000 nam, nữ thanh niên xung phong… Cuối chiến dịch, ở một số địa bàn mà đơn vị hành chính cũ đã đầu hàng, thanh niên địa phương đã bắt liên lạc gia nhập Quân Giải phóng.Nhân dân địa phương đã vác những bó cây và dỡ nhà mình ra lót đường cho xe tăng và pháo của Quân Giải phóng vượt qua. Nhân dân đã dẫn đường cho các mũi đột kích của Quân Giải phóng đánh chiếm nhiều mục tiêu khác nhau trên chiến trường miền Nam. Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, những nơi chưa có bộ đội tiếp quản thì nhân dân, chủ yếu là công nhân, sinh viên, học sinh tiếp quản tạm thời.Chính sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân là động lực mạnh mẽ để quân Giải phóng quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Chiến thắng trong Tổng tấn công và nổi dậy có phần đóng góp to lớn của nhân dân hai miền Nam-Bắc.

Vũ khí của Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Ở thời điểm năm 1975, Hoa Kỳ đã rút quân viễn chinh về nước. Tuy rút hết quân trên danh nghĩa, nhưng trong thực tế, Hoa Kỳ vẫn duy trì Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ với hàng ngàn nhân viện quân sự tại miền Nam Việt Nam (dưới danh nghĩa “cố vấn”) để tham gia chỉ huy tác chiến, vận chuyển vũ khí, điều phối các hoạt động quân sự và thu thập các thông tin tình báo.Quân lực Việt Nam Cộng hòa có lực lượng rất hùng hậu với tổng quân số là 1.351.000 quân, gồm 495.000 quân chủ lực, 475.000 quân địa phương, 381.000 quân phòng vệ dân sự có vũ trang. Lực lượng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa được biên chế trong 13 sư đoàn bộ binh và binh chủng đặc biệt gồm: Sư đoàn 1, Sư đoàn 2, Sư đoàn 3, Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 21, Sư đoàn 18, Sư đoàn 22, Sư đoàn 23, Sư đoàn 25, Sư đoàn Dù, Sư đoàn Thủy quân lục chiến; Liên đoàn 81 biệt kích dù; 18 liên đoàn biệt động quân; 65 tiểu đoàn pháo binh; 20 thiết đoàn, 3 lữ đoàn và 57 chi đội xe tăng thiết giáp; 6 sư đoàn không quân; 5 hải đoàn và 4 giang đoàn.Về trang bị, vũ khí, Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng vượt trội so với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam: Lục quân có 2.044 xe tăng, xe thiết giáp, trong đó có gồm 383 xe tăng (M48 Patton: 162 chiếc, M-41: 221 chiếc); xe thiết giáp các loại như M-113, V-100… có 1.661 chiếc.Pháo binh có 1.556 khẩu pháo cỡ lớn (các cỡ 175mm, 155 mm, 105 mm), 14.900 súng cối và hàng nghìn súng chống tăng không giật (DKZ).Không quân có 1.683 máy bay các loại gồm: 699 trực thăng UH-1; 61 trực thăng CH-47, 61 cường kích cánh quạt A-1; 202 cường kích phản lực A-37; 129 tiêm kích phản lực F-5; 30 máy bay vận tải C-130; 52 vận tải C-47; 62 máy bay trinh sát các loại RC-47, RC-119 và RF-5; 167 máy bay quan sát-liên lạc O-1, 31 máy bay quan sát-liên lạc O-2, 89 máy bay liên lạc U-1 và U17; 46 máy bay huấn luyện T-37 và T-41.Phòng không Quân lực Việt Nam Cộng hòa có 167 khẩu cao xạ cỡ nòng 40 mm. Hải quân có 579 tàu chiến, tàu chở quân, tàu vận tải, tàu quét mìn, tàu phóng lôi trên biển và 1016 tàu xuồng chiến đấu, vận tải, quét mìn trên sông.Chiến dịch Đường 14 – Phước Long:Từ ngày 13/12/1974 đến 6/1/1975, quân Giải phóng chủ lực của miền Đông Nam Bộ phối hợp với các lực lượng địa phương mở chiến dịch Đường 14 – Phước Long giành thắng lợi lớn. Trong hơn 20 ngày, quân Giải phóng đã diệt và bắt trên 5.400 quân địch, thu 3.000 súng các loại, giải phóng thị xã Phước Long và toàn tỉnh Phước Long.Trận Phước Long được coi như một trận trinh sát chiến lược và có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến dịch Mùa xuân 1975.

Phước Long là một tỉnh không xa trung tâm chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa (điểm gần nhất cách Sài Gòn khoảng hơn 50km về phía Bắc). Nếu giành chiến thắng, ta có thể cắt đứt điểm nối giữa Sài Gòn với Nam Tây Nguyên, phía Bắc đông Nam Bộ và Đông Bắc Campuchia qua đường 331 và quốc lộ 14.
Ngoài ý nghĩa bước ngoặt đối với cục diện chiến tranh, ta mở chiến dịch Đường 14 – Phước Long còn nhằm 2 mục đích sau:Mục đích quân sự: Thao luyện khả năng tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong một chiến dịch lớn, đánh chiếm hoàn toàn một tỉnh có lực lượng quân sự mạnh của đối phương, thử nghiệm khả năng tác chiến trong các thành phố lớn, có sự tham gia của xe tăng, xe thiết giáp và lực lượng phòng không; đánh giá khả năng giữ vững những vùng đã chiếm lĩnh của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, trước khi bước vào chiến dịch lớn tiếp theo.Bên cạnh đó, chúng ta cũng đánh giá đúng về sức mạnh quân sự của chính quyền Sài Gòn, xác định chắc chắn rằng, lực lượng chủ lực của Việt Nam Cộng hòa đã không còn đủ sức ứng cứu, phản kích, giải tỏa quy mô lớn để lấy lại các vùng, các căn cứ và thị xã quan trọng trên các địa bàn giáp ranh, dù Phước Long chỉ cách Sài Gòn hơn 50km.Về chính trị và ngoại giao: Chiến dịch Đường 14 – Phước Long đã cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam xác định rõ quan điểm về cuộc chiến tranh Việt Nam và khả năng tái can thiệp quân sự của Mỹ.Bị ràng buộc bởi đạo luật “War power act” do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cuối năm 1973 cấm tổng thống Hoa Kỳ sử dụng quân đội nếu không được sự chấp thuận của Quốc hội trước 6 tháng, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc không giúp được gì cho Việt Nam Cộng hòa bảo vệ Phước Long. Điều này đã cho thấy rằng, Mỹ sẽ không thể đưa quân tái can thiệp vào Việt Nam.Có thể nói rằng, chiến thắng trong Chiến dịch Đường 14 – Phước Long có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch Tây nguyên và các chiến dịch tiếp theo, mà còn mở ra thời cơ chiến lược để giải phóng miền Nam, củng cố quyết tâm của chúng ta thống nhất đất nước ngay trong năm 1975, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch ban đầu.Chiến dịch Đường 14 – Phước Long chính là điểm khởi đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, bắt đầu bằng chiến dịch Tây nguyên, giải phóng thành phố Buôn Ma Thuột.

Theo Kiến thức