Đặc điểm ở chân trẻ dự báo chiều cao vượt trội hoặc dị tật nguy hiểm mẹ cần chú ý

2 đặc điểm ở chân chứng tỏ trẻ dễ cao lớn trong tương lai

1. Bắp chân trẻ dài hơn và đầu gối cao hơn những đứa trẻ khác

Những đứa trẻ có bắp chân dài hơn hay đầu gối cao hơn những đứa trẻ khác khi lớn lên hầu hết đều to cao vì có xương bắp chân dài, nên xương chân cũng dài hơn.

2. Lòng bàn chân dài và rộng

Đôi bàn chân của những người có thân hình cao lớn thường sẽ to hơn người khác để đủ vững chãi nâng đỡ cơ thể. Vì thế, nếu phụ huynh thấy lòng bàn chân của trẻ dài và rộng thì cơ hội phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai là rất lớn. Trên thực tế, cũng không khó để nhận thấy rằng những người cao sẽ thường có cỡ giày to hơn bình thường.

Dac diem o chan tre du bao chieu cao vuot troi hoac di tat nguy hiem me can chu y

Nếu trẻ có lòng bàn chân dài và rộng thì cơ hội phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai là rất lớn.

Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng không phải là tiêu chí tuyệt đối để đánh giá chiều cao của một đứa trẻ. Một số trẻ có thể cao lớn ngay cả khi chân của chúng không có những đặc điểm trên nhờ vào chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lối sinh hoạt lành mạnh. Vì vậy, nếu chân của trẻ không có những đặc điểm nêu trên, phụ huynh cũng không cần quá lo lắng đâu nhé!

4 biểu hiện ở chân của trẻ là lời cảnh báo dị tật nguy hiểm 

1. Bàn chân hếch (bàn chân valgus)

Nhìn từ phía sau lúc trẻ đang đứng, nếu gót chân của trẻ bị nghiêng quá nhiều, xuất hiện dáng đứng như hình chữ X, thì đó là dấu hiệu nhận biết trẻ có bàn chân hếch.

Đây là một trong những dị tật phổ biến của bàn chân. Nguyên nhân phổ biến của bàn chân hếch không chỉ do di truyền và cấu trúc xương bàn chân bất thường, mà còn do suy giảm chức năng dây chằng nâng đỡ của khớp bàn chân, yếu cơ nâng đỡ vòm bàn chân, khớp dưới xương cử động quá mức và sử dụng bàn chân không đúng cách. Hội chứng bàn chân hếch thường dẫn đến hậu quả là gây biến dạng mắt cá chân.

2. Bàn chân bẹt 

Bàn chân bẹt là lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm. Chân của những người có bàn chân bẹt thường có hệ thống dây chằng lỏng lẻo, các xương ở bàn chân không được cố định tốt và khi bàn chân đi trên cát hoặc in mực lên tờ giấy sẽ không thấy có chỗ khuyết như dấu chân thông thường.

Một số người có thể không cảm thấy bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng khi bị tật bàn chân bẹt, thế nhưng một số người sẽ bị đau nhức khi đi bộ nhiều hoặc khi mang giày cao gót.

Thật ra, tất cả bàn chân của trẻ sơ sinh đều không có vòm (không bị lõm). Khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, vòm bàn chân mới được hình thành cùng với hệ thống dây chằng, giúp trẻ chịu lực, giữ thăng bằng, đi đứng nhẹ nhàng, giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân di chuyển. Vậy nên, nếu trẻ đã đến độ tuổi này mà phụ huynh thấy bàn chân của trẻ vẫn bẹt và không hình thành vòm chân thì nên lưu ý và đưa trẻ đi khám sớm, bởi đó có thể là dấu hiệu của dị tật bàn chân bẹt.

3. Chân vòng kiềng 

Chân vòng kiềng là tình trạng mà phần xương từ hông đến chân bị hướng ra ngoài. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến dị tật này là do ăn uống thiếu chất, nhất là canxi và vitamin D dẫn tới xương bị yếu, không chống đỡ được trọng lượng của cơ thể khi di chuyển nên chân sẽ bị cong vào trong hay ra ngoài. Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là do di truyền từ bố mẹ hoặc do biến chứng từ bàn chân bẹt.

Hậu quả của dị tật chân vòng kiềng thường dẫn tới việc khớp hông bị xoay và vẹo cột sống, khiến trẻ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao và chạy nhảy. Ngoài ra, tâm lý của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng khi chúng dễ trở nên tự ti và mặc cảm với đôi chân dị tật của mình.

Thêm một điều phụ huynh cần lưu ý, là đối với trẻ dưới 1 tuổi và vẫn chưa biết đi, thì tình trạng chân vòng kiềng vẫn chưa đáng lo ngại. Vì sau khi trẻ biết đi, trọng lực dồn vào chân sẽ giúp cho chân tự thẳng lại. Còn nếu trong trường hợp trẻ đã biết đi rồi mà đầu gối vẫn có xu hướng xoay ra hai bên, thì các phụ huynh mới nên chú ý cho trẻ đi khám và điều trị.

Dac diem o chan tre du bao chieu cao vuot troi hoac di tat nguy hiem me can chu y

Dị tật chân vòng kiềng có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng đến cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ, nên phụ huynh cần quan sát kỹ để kịp thời đưa trẻ đi điều trị.

4. Bàn chân vòm cao

Nhìn thoáng qua, bàn chân vòm cao nhìn khá giống với dị tật chân vòng kiềng, thế nhưng đây lại là hai loại dị tật khác nhau. Trong khi dị tật chân vòng kiềng có liên quan tới phần xương từ hông đến chân (tập trung chủ yếu ở hai cẳng chân), thì bàn chân vòm cao lại liên quan đến lòng bàn chân.

Những người có bàn chân vòm cao thường gặp khó khăn trong việc mang giày và chơi thể thao. Tuy nhiên, dị tật bàn chân vòm cao nếu không biểu hiện dị dạng bất thường một cách rõ ràng và không ảnh hưởng đến chức năng vận động thì không nhất thiết phải điều trị.

Với những thông tin được cung cấp trên, hy vọng các bậc phụ huynh đã “bỏ túi” được nhiều kiến thức hay ho về một số đặc điểm ở chân trẻ, từ đó biết được liệu trẻ có phát triển chiều cao vượt trội trong tương lai hay có nguy cơ mắc các dị tật nguy hiểm.

Theo Sức khỏe