Cục dự trữ liên bang cho biết kế hoạch tăng lãi suất của Hoa Kỳ vào tháng Ba

Cục Dự trữ Liên bang đã phát tín hiệu hôm 26/01 rằng họ có khả năng sẽ tăng lãi suất của Hoa Kỳ lần đầu tiên trong hơn 3 năm vào tháng Ba để nỗ lực thắt chặt chính sách tiền tệ.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nói trong phiên điều trần ở Thượng viện tại Điện Capitol, ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 11/01/2022. (Ảnh: Graeme Jennings/Pool/AFP/Getty Images)

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) thiết lập lãi suất của Fed đã cân nhắc về cách tái tập trung vào các chính sách tiền tệ của Fed trong một cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày.

Ngân hàng trung ương đã tái xác nhận kế hoạch chấm dứt mua trái phiếu vào tháng Ba, sau đợt mua tài sản cuối cùng, như một phần của mục tiêu mà họ gọi là giảm đáng kể lượng tài sản nắm giữ.

FOMC đã tuyên bố sẽ “tiếp tục giảm tốc độ mua tài sản ròng hàng tháng, kết thúc vào đầu tháng Ba,” và rằng “sẽ tăng lượng nắm giữ chứng khoán Kho bạc thêm ít nhất 20 tỷ USD mỗi tháng và chứng khoán có bảo đảm bằng thế chấp của các tổ chức thêm ít nhất 10 tỷ USD mỗi tháng,” bắt đầu từ tháng Hai.

Cả hai kế hoạch này sẽ đáp ứng việc Fed từ bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng lịch sử vốn là quy luật kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong một cuộc chiến khẩn cấp nhằm chống lại lạm phát.

Tại một cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ cởi mở khi điều chỉnh chính sách tiền tệ để giữ cho lạm phát cao liên tục không trở thành cố định.

Ông Powell nói: “Tại thời điểm này, chúng tôi chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào về đường lối chính sách. Tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng tôi sẽ khiêm tốn và nhanh nhậy.”

Các nhà hoạch định chính sách của Fed có “khá nhiều dư địa để tăng lãi suất của Hoa Kỳ mà không đe dọa thị trường lao động” khi loại bỏ các hỗ trợ đặc biệt được cung cấp trong thời kỳ đại dịch. Ông Powell nói, “Nền kinh tế lần này hoàn toàn khác biệt.”

FOMC tuyên bố rằng mục tiêu của họ là đạt được việc làm tối đa và lạm phát ở mức “2% trong thời gian dài hơn” và do đó “quyết định giữ phạm vi mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang ở mức 0 đến 1/4%.”

FOMC cho biết trong một tuyên bố: “Với lạm phát trên 2% và thị trường lao động mạnh mẽ, Uỷ ban này hy vọng sẽ là sớm thích hợp để nâng phạm vi mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang.”

Danh mục chứng khoán đầu tư trị giá 9 ngàn tỷ USD của Fed đã tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 03/2020, sau khi cắt giảm lãi suất ngắn hạn xuống gần 0 và mua trái phiếu để hạ lãi suất dài hạn trong một chương trình được gọi là nới lỏng định lượng.

Ông Powell nói: “Bảng cân đối kế toán lớn hơn đáng kể so với mức cần thiết.

“Cần thu hẹp một lượng đáng kể trong bảng cân đối kế toán. Việc ấy sẽ mất một thời gian. Chúng tôi muốn quá trình đó diễn ra trật tự và có thể lường trước được.”

Các nhà hoạch định chính sách này đã công bố nghị trình về cách sẽ giảm đáng kể lượng [chứng khoán] nắm giữ đó trong một tuyên bố riêng biệt dài một trang.

Fed có kế hoạch giảm lượng tài sản nắm giữ chủ yếu bằng cách cho phép một số khoản thu từ việc nắm giữ trái phiếu của họ giảm đi hàng tháng trong khi tái đầu tư phần còn lại.

Kế hoạch đó có thể sẽ bắt đầu sau khi tăng lãi suất của Hoa Kỳ

Theo bản tuyên bố này, người ta hy vọng rằng bảng cân đối kế toán rất lớn của Fed sẽ được giảm bớt theo thời gian bằng cách chuyển từ chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp sang Trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, để “giảm thiểu tác động của việc nắm giữ của Cục Dự trữ Liên bang đối với việc phân bổ tín dụng trên các lĩnh vực của nền kinh tế.”

Fed trích dẫn mức tăng việc làm vững chắc và tỷ lệ thất nghiệp thấp, bất chấp sự bùng nổ của biến thể Omicron.

Tuyên bố của FOMC lưu ý rằng “sự mất cân bằng cung và cầu liên quan đến đại dịch và sự mở cửa trở lại của nền kinh tế đã tiếp tục góp phần làm tăng mức lạm phát”.

Tuyên bố lo ngại từ Fed được đưa ra sau nhiều tháng lạm phát dai dẳng, điều mà Fed trước đó đã coi nhẹ là tạm thời.

Giá tiêu dùng đang tăng với tốc độ 7% hàng năm, tốc độ nhanh nhất trong 12 tháng kể từ mùa hè năm 1982.

Các quan chức Fed cho biết họ không đánh giá khi nào lạm phát có thể giảm bớt, nhưng lạc quan rằng những cải thiện trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ làm giảm tốc độ tăng giá.

Bất chấp tuyên bố của Fed được truyền đi rõ ràng, giá các cổ phiếu đã giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang công khai bản tuyên bố này, kết thúc một ngày giao dịch dài đã đảo ngược mức tăng trước đó.

Chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm 6.52 điểm, tương đương 0.1% xuống 4,349.93.

Chỉ số tổng hợp Nasdaq tăng 2.82 điểm, tương đương ít hơn 0.1%, lên 13,542.12, trong khi Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 129.64 điểm, tương đương 0.4%, xuống 34,168.09.

Ông Bryan S. Jung là người bản xứ và cư trú tại Thành phố New York với kiến ​​thức chuyên sâu về chính trị và pháp luật. Ông tốt nghiệp Đại học Binghamton.

Theo Epoch Times