CSVN xử Tịnh Thất Bồng Lai để triệt hạ nhóm tôn giáo độc lập

Theo công luận, nhà cầm quyền CSVN tuyên "án bỏ túi" với sáu người của Tịnh thất Bồng Lai
Nghe đọc bài

“Người ta muốn triệt tiêu Tịnh Thất Bồng Lai nên người ta dựng lên các chứng cứ như là “loạn luân”, “hoạt động từ thiện trái phép” và sau đó bị cộng đồng mạng phản đối quá nên họ chuyển qua một cái án khác, tức là “xâm phạm lợi ích” của nhà nước,” chánh trị sự đạo Cao Đài chân truyền cho hay.

Các nhà quan sát tình hình tự do tôn giáo cho rằng ông Lê Tùng Vân và các thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai đã bị chính quyền gán ghép cho một tội danh mà họ không vi phạm chỉ vì chính quyền muốn “triệt tiêu” tổ chức này.

Hòa Thượng Thích Không Tánh đang trú ngụ ở chùa Giác Hoa ở TP.HCM nêu nhận định:

“Tôi nghĩ đây là một bản án hết sức phi lý, phải nói rằng trên thế giới này khó có bản án như vậy!”

“Họ ra một bản án nặng nề như vậy bởi vì nhà nước có chủ trương răn đe, họ sợ rằng nhiều nhóm tôn giáo độc lập hay sinh hoạt riêng hay không muốn trực thuộc hay dưới sự điều hành của nhà nước… nên họ tìm cách triệt hạ.

“Như vậy, họ vừa răn đe, vừa cho các nhóm khác thấy mà ngăn chặn bớt đi.”

“Ngoài ra, bản án này còn cho thấy sự vi phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng rất trầm trọng”, Hòa Thượng Thích Không Tánh, người có ngôi chùa ở quận 2 bị chính quyền thành phố cưỡng chế năm 2016, cho biết thêm.

Công luận phẫn nộ vì bản án 5 năm tù cho ông già 90 tuổi

Tu sỹ Phật giáo Thích Đồng Long tại TP.HCM cho biết:

“Cáo buộc của nhà nước Việt Nam đối với Tịnh Thất Bồng Lai “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”, nhưng thử hỏi Tịnh Thất Bồng Lai từ xưa nay chưa có hành động hay việc làm gì mà gọi là “chống đối” “ra mặt” với chính quyền Việt Nam. Đây là một tội mơ hồ, chưa rõ ràng.”

Từ Lâm Đồng, ông Hứa Phi, Chánh trị sự đạo Cao Đài chân truyền, nêu nhận định về bản án đối với các thành viên tại Tịnh Thất Bồng Lai, nơi còn có tên gọi là Thiền Am Bên Bờ Vũ trụ.

“Người ta muốn triệt tiêu Tịnh Thất Bồng Lai nên người ta dựng lên các chứng cứ như là “loạn luân”, “hoạt động từ thiện trái phép” và sau đó bị cộng đồng mạng phản đối quá nên họ chuyển qua một cái án khác, tức là “xâm phạm lợi ích” của nhà nước.”

Giới quan sát cho rằng rõ ràng chính quyền và truyền thông nhà nước đã “định hướng” dư luận ngay từ đầu trong vụ án này.

“Hành động vô nhân đạo”

Hòa thượng Thích Không Tánh nói:

“Họ cho rằng vị này “loạn luân” hay cớ này cớ kia, kết đủ chuyện… Đó là cách định hướng mở đường cho dư luận trước cái đã. Trước khi họ “đánh”, họ tạo ra những cái đó. Họ [chính quyền và truyền thông] nói như vậy để chính quyền bất mãn.

“Nhưng họ cũng không có bằng cớ, nơi cuối cùng họ chọn “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.

“Coi như là họ tìm mọi cách để kết án vậy thôi. Điều này tạo ra sự bất mãn trong quần chúng. Quần chúng thắc mắc sao đưa tội thế này rồi lại kết tội thế kia?

Nhà văn Đoàn Bảo Châu chia sẻ trên Facebook: “Công luận ở Việt Nam là một thứ công luận mù lòa, bầy đàn, cảm tính”. Ông nhận định như vậy và đưa ra dẫn chứng như việc “báo chí Việt Nam đều giật những dòng tít về tội loạn luân của họ”. Nhà văn này cũng khẳng định rằng nhóm người ở Tịnh Thất Bồng Lai “chưa bao giờ có một phát biểu nào xúc phạm hay đặt điều sai trái với chính quyền”.

“Tôi phản đối việc bỏ tù họ, nhất là với một người già 90 tuổi. Đấy là một hành động vô nhân đạo!”, ông Đoàn Bảo Châu viết trên Facebook.

(Theo VOA)

Bài liên quan

Bản án gọi tên gắn gọn là chuyện ‘Thích Nhật Từ và Bò’