Home Việt Nam CSVN mua vũ khí Nga vì ‘dễ tham nhũng hơn khi mua...

CSVN mua vũ khí Nga vì ‘dễ tham nhũng hơn khi mua của phương Tây’

Chủ tịch CSVN Nguyễn Xuân Phúc trong một chuyến thăm Nga
Nghe đọc bài
Nhà quan sát cho rằng sở dĩ giới tướng lĩnh Bộ Quốc phòng CSVN thích mua vũ khí của Nga là vì “dễ tham nhũng hơn khi so với mua của các nước phương Tây”.
Ông Nguyễn Huy Vũ, nghiên cứu sinh tiến sĩ về kinh tế vĩ mô tại Na Uy, phân tích:
“Có vài vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam với Nga và Mỹ.
Vì mối quan hệ mang tính lịch sử nên phần lớn vũ khí mà Việt Nam hiện sử dụng có nguồn gốc từ Nga. Việt Nam do đó muốn duy trì mối quan hệ tốt với Nga để có thể mua các phụ tùng và dịch vụ bảo dưỡng cho các vũ khí này.
Mua vũ khí của Nga dễ tham nhũng hơn khi so với mua của các nước phương Tây. Vì vậy mà giới tướng lĩnh Việt Nam thích mua vũ khí của Nga hơn.
Giới lãnh đạo CSVN hiện nay nếu từng được du học thì đa phần được đào tạo chủ yếu từ Nga và các nước trong Liên bang Sô Viết nên họ có một cảm tình đặc biệt với Nga.
CSVN hiện nay là một chính thể độc tài, và vì vậy mà giới cầm quyền Việt Nam cảm thấy có một sự gần gũi với các chính thể độc đoán khác như Nga và Trung Quốc. Đó là lý do mà trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam thường chọn vị trí gần với Nga và Trung Quốc hơn là các nước dân chủ phương Tây.
Mua vũ khí một nước thì sẽ phụ thuộc vào việc cung cấp phụ tùng và đào tạo sử dụng vũ khí, phương thức tác chiến của nước đó. Những người cầm quyền ở Việt Nam hiện nay muốn duy trì thể chế độc đoán do đó có xu hướng cảm thấy yên tâm hơn khi phụ thuộc vào một chính thể độc đoán như Nga hơn là muốn phụ thuộc vào một nước dân chủ như Mỹ.
Nga là một nước độc đoán và do đó họ không có ý định can thiệp vào Việt Nam để biến Việt Nam thành một nước dân chủ. Ngược lại, giới cầm quyền Việt Nam lo ngại người Mỹ giúp làm một cuộc cách mạng nhung lật đổ chế độ độc tài hiện nay nhằm chuyển sang một thể chế dân chủ. Bởi khi Việt Nam trở thành một nước dân chủ thì hiển nhiên Việt Nam sẽ ngay lập tức hướng đến Mỹ và phương Tây, thắt chặt mối quan hệ với họ, và tự nhiên trở thành một đồng minh.
Ông Phạm Minh Chính sắp thăm Mỹ lần đầu trên cương vị thủ tướng CSVN nhưng không có chỉ dấu nào cho thấy Hà Nội muốn nâng cấp quan hệ với Washington
Việt Nam không tìm kiếm quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ trong hiện tại
Trong mối quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam có những điểm tương đồng. Việt Nam lo ngại Trung Quốc độc chiếm và khống chế Biển Đông và như vậy vừa đe doạ an ninh Việt Nam, vừa triệt đường sống của Việt Nam. Đe doạ an ninh Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc đe doạ an ninh giới cầm quyền Việt Nam nên chắc chắn giới cầm quyền Việt Nam không muốn thấy điều này.
Hiện nay, tính chính danh của đảng CSVN chỉ còn ở khả năng bảo đảm một sự phát triển về kinh tế cho quốc gia. Vì vậy việc triệt đường kinh tế của Việt Nam sẽ một cách gián tiếp làm mất tính chính danh của giới cộng sản cầm quyền. Giới lãnh đạo CSVN do đó luôn tìm cách ngăn chặn việc Trung Quốc độc chiếm Biển Đông.
Hoa Kỳ cũng lo ngại trường hợp Trung Quốc độc chiếm Biển Đông rồi từ đó khống chế hải lộ đi từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Rồi sau khi khống chế hải lộ này, Trung Quốc sẽ áp lực mà hình thành nên hệ thống đồng minh ở khu vực này, thậm chí hải quân Trung Quốc có thể vượt Thái Bình Dương mà vươn tới bờ biển của Hoa Kỳ. Một khi Trung Quốc khống chế được Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một rủi ro an ninh lớn hơn.
Bởi Hoa Kỳ và Việt Nam có chung điểm tương đồng đó mà Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau.
Khi Việt Nam công bố chính sách “4 không” gồm không liên minh, không liên kết nước này chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quan sự, và không sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, thì hàm ý của giới cầm quyền Việt Nam đó là họ muốn gửi một thông điệp đến Trung Quốc rằng Việt Nam chấp nhận chính sách khấu đầu, sẽ không thực hiện các hành động vũ lực hay có ý gì khác làm tổn hại đến an ninh của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Phan Văn Giang và người đồng cấp Nga Sergei Shoigu
Với chính sách như vậy, Việt Nam sẽ không tìm kiếm một mối quan hệ đồng minh nào với Hoa Kỳ trong thời điểm hiện tại. Do đó không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam không mặn mà với các hoạt động giúp thúc đẩy nhanh chóng mối quan hệ quân sự và chính trị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ở phía Hoa Kỳ, chính quyền Hoa Kỳ đang tìm kiếm một mối quan hệ thân thiện với Việt Nam và cố gắng giúp đỡ Việt Nam có những trang bị tốt hơn cho quân đội, bởi vì một quân đội Việt Nam mạnh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc sẽ đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ.
Thứ tám, và cuối cùng, nhiều khả năng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì cách tiếp cận thực tế với Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam cần duy trì mối quan hệ với Nga.
Việt Nam có thể được ngó lơ để tiếp tục mối quan hệ với Nga nhằm duy tu, bảo trì vũ khí, cũng như nhận những sự trợ giúp về đào tạo quân sự từ Nga. Tuy vậy, Việt Nam có thể sẽ nhận những cảnh báo rằng nếu gia tăng việc mua thêm vũ khí mới từ Nga thì Việt Nam sẽ nhận những trừng phạt một cách thích hợp. Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ thực hiện điều này vì nếu không thực hiện những trừng phạt, tiếng nói và lời đe doạ của họ sẽ không còn giá trị cho các nước khác.”
Exit mobile version