Công nghiệp thời trang Mỹ gặp khủng hoảng do nhà máy ở Việt Nam ngừng hoạt động

Sự cố mới nhất đối với các hãng bán quần áo là gián đoạn chuỗi cung ứng do nhà máy ở Việt Nam ngừng hoạt động ngay khi các công ty bán lẻ chuẩn bị trữ hàng cho mùa lễ.

Người mua sắm nên chuẩn bị cho một kỳ nghỉ lễ kỳ quặc và đắt đỏ.

Mặc dù những thách thức trong chuỗi cung ứng toàn cầu không phải là điều mới mẻ trong năm nay hoặc chỉ xảy ra ở những công ty bán hàng thời trang, nhưng thời điểm đóng cửa nhà máy ở Việt Nam có thể đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có thể dễ tìm dép lót lông cừu của hãng Crocs hơn là tìm mua quần áo mốt mùa đông.

Cổ phiếu của một loạt các công ty thời trang — như Nike, Gap, Urban Outfitters, Steve Madden và PVH, công ty mẹ của Calvin Klein và Tommy Hilfiger — đã giảm trung bình khoảng 8% kể từ ngày 9 tháng 7, khi Thành phố Hồ Chí Minh trải qua đợt phong tỏa lớn thứ hai sau khi số ca Covid-19 tăng vọt. Tại các khu vực bị ảnh hưởng ở Việt Nam, hầu hết các nhà máy vẫn đang ngừng hoạt động, theo một phát ngôn viên của Hiệp hội Giày dép và Quần áo Hoa Kỳ. Dự kiến ​​ít nhất một đến hai tuần nữa mới hoạt động trở lại.

Thoạt nhìn, sự điều chỉnh giá cổ phiếu gần đây của các công ty thời trang này có vẻ như là một phản ứng thái quá dựa trên hoạt động mạnh mẽ của họ trong năm cho đến nay. Nhưng nhà đầu tư thận trọng là có lý do chính đáng.

Các thương hiệu thời trang chủ yếu dựa vào sản xuất ở Việt Nam. Việt Nam càng quan trọng hơn đối với các công ty Mỹ khi họ đã chuyển nguồn cung ứng ra khỏi Trung Quốc để tránh tăng chi phí sản xuất và thuế quan. Theo Hiệp hội Quần áo & Giày dép Hoa Kỳ, gần một phần ba sản lượng giày dép và một phần năm sản lượng quần áo của Mỹ tính theo giá trị đô la được sản xuất ở Việt Nam.

Chẳng hạn, Nike sản xuất hơn một nửa giày dép của Nike tại Việt Nam, trong khi Gap và Lululemon mỗi hãng phụ thuộc khoảng một phần ba sản lượng vào quốc gia này. Vào giữa tháng 8, một nhóm gồm hơn 80 công ty giày và thời trang, như Nike và Gap, đã gửi thư cho Tổng thống Biden kêu gọi tăng tốc tài trợ vắc xin của Hoa Kỳ cho Việt Nam. Thư của nhóm có nêu sự ổn định của ngành công nghiệp thời trang Hoa Kỳ “phụ thuộc trực tiếp vào sự ổn định của ngành công nghiệp Việt Nam”.

Theo Janine Stichter, một nhà phân tích của Jefferies, các nhà máy ngừng hoạt động vào thời điểm mà các hãng bánquần áo thường bắt đầu dự trữ hàng mùa lễ. Bà Stichter cho biết, trong khi các vấn đề về chuỗi cung ứng xảy ra suốt cả năm nay, thì phong toả ở Việt Nam là điều tồi tệ nhất mà ngành công nghiệp thời trang gặp phải cho đến nay. Theo báo cáo của Cowen, ngay cả khi nhà máy ở Việt Nam hoạt động trở lại, đơn đặt hàng bị trì hoãn sẽ có khả năng “chất đống” và lập tức gây quá tải cho các chuỗi cung ứng và vận tải quốc tế”.

Điều đó có thể khiến việc bán hàng trong dịp lễ trở thành một canh bạc cho các hãng bán lẻ quần áo khi họ thường mua trước một nửa hàng dự trữ và sau đó “đặt thêm tùy theo” doanh số bán hàng của từng mặt hàng. Trong một báo cáo kết quả tài chính vào tháng 8, Victoria’s Secret cho biết họ sẽ “cam kết mua nhiều hơn” mức hàng được đặt vào đầu mùa – thường ở mức từ 50% đến 55%. Và Urban Outfitters cho biết sẽ mua hàng trữ sớm hơn bình thường, đồng thời cho biết thêm rằng đang cố gắng vận chuyển hầu hết hàng hoá bằng đường hàng không do tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển. Những thương hiệu dự đoán sai xu hướng có thể bỏ lỡ mùa lễ hội này.

Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt hàng dự trữ cho kỳ nghỉ lễ đối với các thương hiệu có trụ sở tại Hoa Kỳ có thể tạo cơ hội cho những công ty ít phụ thuộc hơn vào nguồn cung ở châu Á. Nhà bán lẻ thời trang châu Âu Inditex, sở hữu nhãn hiệu Zara, có nguồn hàng chủ yếu từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Ma-rốc. Canada Goose, công ty bán quần áo mùa đông nhồi lông sản xuất hàng tại Canada. Những hãng bán đồ cũ như thredUP và RealReal chỉ cần giải quyết việc vận chuyển trong nước thì cũng có thể hưởng lợi từ sự thiếu hụt nếu khách hàng không thể mua được thứ họ muốn ở các cửa hàng thông thường.

Việc các nhà bán lẻ quản lý tình hình tốt như thế nào cũng sẽ phụ thuộc vào loại quần áo được bán ra. Các công ty giày dép dường như đã tránh được điều tồi tệ nhất trong mùa lễ này. Theo bà Stichter, các hãng giày dép có xu hướng đặt hàng trước 6 tháng so với các hãng bán quần áo thường chỉ đặt trước 3 tháng. Điều đó có thể giúp giải thích lý do tại sao, mặc dù sản xuất nhiều hàng hoá ở Việt Nam, giá cổ phiếu của cả Nike và Crocs đều tăng kể từ đầu tháng Bảy. Richard Johnson, Giám đốc điều hành của Foot Locker cho biết trong một báo cáo kết quả tài chính vào tháng trước rằng hầu hết các sản phẩm dành cho mùa tựu trường và đầu kỳ nghỉ lễ đã “lên tàu và sẽ có mặt trên thị trường”. Hãng Crocs cho biết trong báo cáo kết quả tài chính tháng 7 rằng công ty cảm thấy “thực sự thoải mái” với hàng dự trữ ngay cả khi có bất ổn do các nhà máy đóng cửa.

What is clear is that the added supply crunch won’t be friendly to consumers’ wallets. Already, retailers have been commanding full prices for products as inventory levels have remained low. In their most recent quarters, both Abercrombie & Fitch and Gap saw their best gross margins in at least a decade. Some of that boost in profitability might have to be sacrificed during the holidays, though. Airfreight, which companies will rely on even more to bypass supply chain delays, is about 12 times as expensive as ocean shipping compared with the multiple of around five times that was typical in recent years, The Wall Street Journal reported.

A true return to normal is still a stretch for the apparel industry.

Khả năng vượt qua các thách thức trong chuỗi cung ứng cũng sẽ phụ thuộc vào quy mô của các công ty. Công ty lớn với đơn hàng lớn có khả năng được ưu tiên hơn khi các nhà cung cấp bị hạn chế năng lực. Gap, công ty quần áo trị giá khoảng 15 tỷ USD mỗi năm, đã nâng triển vọng cả năm trong báo cáo kết quả tài chính vào cuối tháng 8 bất chấp các vấn đề về chuỗi cung ứng. Giám đốc điều hành Sonia Syngal cho biết “những mối quan hệ lớn trị giá hàng tỷ đô la” của công ty với các nhà sản xuất mang lại cho họ khả năng giải quyết tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Việt Nam.

Điều rõ ràng là trục trặc về nguồn cung sẽ không có lợi cho người tiêu dùng. Hiện tại, các nhà bán lẻ đã đưa ra mức giá không khuyến mãi cho các sản phẩm có lượng hàng dự trữ ít. Trong những quý gần đây nhất , cả Abercrombie & Fitch và Gap đều có ​​tỷ suất lợi nhuận gộp tốt nhất trong ít nhất một thập niên. Tuy nhiên, một phần lợi nhuận đó có thể sẽ bị mất đi trong dịp lễ. Tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng các công ty phải dùng vận tải hàng không mà nhiều hơn để giải quyết sự chậm trễ của chuỗi cung ứng, việc vận chuyển như vậy đắt hơn khoảng 12 lần so với vận chuyển đường biển. Mức chênh lệch này chỉ khoảng 5 lần trong những năm gần đây.

Việc thật sự trở lại bình thường vẫn với ngành công nghiệp thời trang vẫn là điều khó khăn.

Theo VNTB